Nhà hàng đang vắng khách, chỉ 10 phút nữa là hết giờ làm việc, đột nhiên một chiếc xe buýt đỗ lại trước cửa, các hành khách đang đói bụng ùa vào nhà hàng và gọi món cùng một lúc. Máy pha cà phê đúng vào lúc này lại hư và người bếp trưởng đang bệnh, không thể làm việc.
Ảnh minh họa
Vào những ngày đắt khách, nhà hàng là nơi các thực khách ra vào nườm nượp, các nhân viên phục vụ phải làm việc luôn tay và chịu áp lực từ mọi phía. Tuy nhiên sau những giờ phút căng thẳng đó, họ luôn có những câu chuyện thú vị để kể lại.
Sau đây là một vài lời khuyên để giúp bạn vượt qua các khó khăn thường gặp trên:
– Đừng phủ nhận tình huống khó khăn của mình: Đừng cố tỏ vẻ là không có gì xảy ra. Hãy thành thực với các khách hàng. Hãy làm cho khách hàng tin tưởng và tin rằng bạn có thể kiểm soát được mọi chuyện.
– Làm đúng việc: Bạn cần phải kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người, ai làm việc của người nấy. Bước đầu tiên cần làm là phân chia trách nhiệm của từng cá nhân.
– Luôn giữ vẻ mặt vui vẻ: Bạn phải có óc khôi hài, điều này sẽ làm cho mọi người kể cả khách hàng không cảm thấy căng thẳng.
– Hãy làm việc luôn tay: Khi mọi việc trở nên tồi tệ hơn, bạn hãy làm mọi cách để chứng tỏ với khách hàng rằng bạn đang rất nỗ lực thậm chí họ đã đợi chờ 1 giờ rồi. Hãy làm sạch các gạt tàn, làm đầy những ly nước và rỗ bánh mì, lau sạch đĩa…
– Mời khách hàng dùng bánh mì: Hãy mời khách hàng dùng bánh mì và bơ khi nhà bếp đang chuẩn bị thức ăn.
-Mời khách hàng dùng bánh ngọt: Mời khách hàng dùng bánh ngọt để thay lời xin lỗi.
– Kết thân với nhân viên phục vụ ở quầy rượu: người bạn ở quầy bar sẽ trở nên rất hữu ích khi nhà hàng gặp khó khăn. Anh ta quan sát được mọi thứ và thường có khả năng ngăn chặn mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Thêm vào đó, quầy bar là nơi bạn có thể ẩn nấp nếu không tự kiểm soát được. Hãy để nhân viên phục vụ tại quầy rượu giúp bạn.
– Giữ bình tĩnh: Hãy bình tình để giải quyết vấn đề, tuyệt đối không được hoang mang