Chắc chắn rằng không có luật lệ nào dành riêng cho lãnh đạo. Mỗi tổ chức, hoàn cảnh và nhà lãnh đạo cần những hành động khác nhau. Một người được coi là nhà lãnh đạo “tốt” trong tổ chức và hoàn cảnh này hoàn toàn có khả năng trở thành một nhà lãnh đạo “tồi” trong một hoàn cảnh khác.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng khi tìm cách phát triển khả năng lãnh đạo của mình. Có những nguyên tắc mà khi bạn nghiên cứu và áp dụng, chúng sẽ giúp ích trong việc phát triển khả năng lãnh đạo của bạn. Cho dù bạn có đang làm chủ một doanh nghiệp, tổ chức một buổi dã ngoại cho các học sinh trong trường hay làm lãnh đạo một đất nước, bạn hoàn toàn có quyền quyết định có áp dụng những nguyên tắc được nêu dưới đây hay không.
* Tự trọng. Mọi người sẽ sẵn sàng làm việc hơn nếu họ cảm thấy họ quan trọng. Các nhà lãnh đạo hiệu quả là những người giúp các thành viên trong tổ chức của mình phát triển lòng tự trọng. Bạn có thể làm được điều này khi chú ý nhiều hơn đến nhân viên và thể hiện sự hứng thú của mình với các ý tưởng của họ mỗi khi nói chuyện. Khi công việc được hoàn thành, hãy vỗ vai tán thưởng nhân viên và cho họ thấy rằng những nỗ lực của họ được đánh giá cao. Điều quan trọng ở đây là phải chân thành và thể hiện sự đánh giá của bạn thông qua những cử chỉ, nhiều khi chỉ là nhỏ nhặt.
* Lập kế hoạch. Thành viên của tổ chức có thể thích nghi với sự thay đổi nhanh hơn nếu có một kế hoạch hành động cụ thể đã được vạch sẵn. Lập kế hoạch rất quan trọng trong lãnh đạo hiệu quả vì nó cung cấp cho tổ chức một định hướng cụ thể và các phương pháp đạt được mục tiêu. Là một nhà lãnh đạo, bạn nên lập kế hoạch và cố gắng truyền tải những kế hoạch đó thật rõ ràng cho các nhân viên. Điều này sẽ khiến kĩ năng ra quyết định của nhân viên mạnh mẽ hơn cho phép tạo ra một tổ chức hiệu quả.
* Động lực. Một môi trường làm việc có động lực cao chắc chắn là một môi trường làm việc hiệu quả. Tổ chức hưởng lợi nhiều nhất khi các thành viên luôn có động lực làm việc. Có nhiều cách mà bạn, nhà lãnh đạo, có thể tạo động lực cho nhân viên. Bạn có thể cho các nhân viên xứng đáng một sự công nhận năng lực, nhiều khi chỉ bằng cách nhắc đến họ và các thành tích của họ.
Đưa ra thử thách cũng là cách để họ phát triển và là một cách thông minh kích thích nhân viên cạnh tranh hơn. Bạn có thể thưởng cho các sáng kiến, thăng tiến cho nhân viên, khiến họ luôn nhìn về phía trước và hy vọng có một sự thay đổi nếu như công việc được hoàn thành tốt. Một trong những cách quan trọng nhất để tạo động lực là lãnh đạo thông qua ví dụ. Bạn làm việc, lãnh đạo và ứng xử như thế nào sẽ tạo ảnh hưởng lớn đến những người dưới quyền muốn làm việc với bạn.
* Đại diện. Bạn không thể tự làm tất cả mọi việc một mình. Những lãnh đạo giỏi nhất là những người giao nhiệm vụ giỏi nhất, và dành thời gian để lên kế hoạch và giám sát. Thông thường, các lãnh đạo thất bại khi giao việc vì họ sợ cấp dưới sẽ làm không tốt và họ có thể làm tốt hơn nhiều. Đừng có mắc vào cái bẫy đó. Nhân viên của bạn có thể sai lầm, nhưng bạn cũng có thể như vậy. Điều cần ghi nhớ ở đây là bạn cần phải luôn bảo đảm rằng bạn giải thích rõ ràng bạn muốn việc gì cần được hoàn thành và nhân viên của bạn phải chịu trách nhiệm gì cho hành động của họ.
* Giao quyền. Điều này có liên quan tới đại diện. Khiến cho nhân viên của bạn có đủ quyền và trách nhiệm cho hành động của họ chính là giao quyền cho họ. Nó khiến họ cảm thấy được tôn trọng hơn, và về lâu dài, nó sẽ khiến họ muốn phát triển sáng tạo và trở thành những nhân viên tốt hơn.
Năm nguyên tắc trên là tất cả những gì quan trọng nhất để phát triển kỹ năng lãnh đạo của bạn. Nhưng những nguyên tắc này là chưa đủ. Thành công của nhà lãnh đạo cuối cùng sẽ dựa vào cách bạn nhận thức những nhu cầu của tổ chức và bạn có thể thích nghi phong cách lãnh đạo của mình với những nhu cầu đó như thế nào. Tương tự, bạn đánh giá hoạt động của các nhân viên và của chính bản thân bạn ra sao. Chỉ có bạn mới có thể nói lãnh đạo “tốt” nào là cần cho tổ chức của bạn. Và cũng chỉ có bạn mới có thể quyết định bạn có muốn trở thành một nhà lãnh đạo “tốt” hay không.