“Bạn sẽ không bao giờ học được điều gì nếu bạn cứ mở miệng nói át cả những người xung quanh…”
Ảnh minh họa
1. Thu xếp ổn thỏa vấn đề, không nên buộc tội: Điều này có hiệu quả và ít tốn kém trong việc tìm cách giải quyết vấn đề mà mình gặp phải hơn nhiều so với việc tốn thời gian vào việc tìm và buộc tội ai là người mắc lỗi.
2. Hãy nói cho mọi người biết bạn muốn gì chứ đừng dạy họ cách làm như thế nào. Bạn sẽ tìm những người nhiệt tình với công việc, ít phản ứng hơn nếu bạn hướng dẫn họ nhiệt tình chứ không phải là “dạy khôn” họ. Bạn sẽ thấy được nhiều sáng kiến hơn, nhiều đổi mới hơn và nhiều ý tưởng từ phía họ sẽ phát triển dần theo thời gian.
3. Quản lý chức năng chứ không phải quản lý công việc trên giấy tờ: Hãy nhớ rằng nghề nghiệp của bạn là quản lý chức năng một cách rõ ràng trong công ty. Có rất nhiều công việc giấy tờ đi liền với nghề của bạn nhưng đừng để cho điều đó làm sao lãng trách nhiệm thực sự của bạn.
4. Đừng làm gì cả: Nghề của bạn là quản lý, nghĩa là “lập kế hoạch, tổ chức, kiểm soát và điều hành”. Bạn đừng lãng phí thời gian vào việc nhìn lại những việc mà bạn đã làm trước khi là nhà quản lý. Ai cũng biết bạn rất thích và rất giỏi những việc đấy bởi vì đó chính là lý do tại sao bạn được đề bạt. Bây giờ là lúc bạn phải tập trung vào việc tạo ra những hiệu quả trong quản lý chứ không phải “nhúng tay vào làm”.
5. Bạn không bao giờ phải “điểm tô” cho sự khởi đầu tốt đẹp: Nếu một dự án hay một công việc khởi đầu một cách tồi tệ, sẽ rất khó khăn cho bạn bắt kịp. Hãy làm theo kế hoạch đã định trước, bạn sẽ có sự khởi đầu tốt đẹp và bạn sẽ không cảm thấy hối tiếc về việc đó.
6. Đừng ở lỳ trong công ty: Quản lý bằng cách đi một vòng công ty (MBWA) chẳng bao giờ đem lại hiệu quả. Bạn hãy tự mình đi thăm dò ý kiến và tìm hiểu bên ngoài .Bạn sẽ “mắt thấy ai nghe” và hiểu rõ thực sự cái gì đang xảy ra.
7. Quản lý qua các ví dụ tiêu biểu: Nếu bạn đòi hỏi nhân viên của mình làm việc quá giờ, bạn cũng hãy ở lại làm việc với họ. Bởi vì chính sách của công ty cho phép điều đó. Hãy cư xử như người lãnh đạo – vị trí lâu bền hơn là người quản lý, nhưng cũng đáng để bạn làm đấy chứ?
8. Giao phó những công việc đơn giản: Những việc bạn làm tốt là những việc có thể giao phó. Hãy tiếp nhận những công việc mang tính thử thách và khó khăn. Đó là cách để bạn trưởng thành.
9. Đừng chăm chăm vào việc “tìm điều hay”: “Làm việc vui vẻ bên nhau, đừng cố gắng chơi trội. Đừng cố gắng chiếu cố, nâng đỡ những người quan trọng, hãy coi mọi người trong công ty là những người nhà bình thường. Và đừng có nghĩ rằng bạn đã hiểu hết về công ty. Đừng bao giờ đầu tư cái xấu cho cái xấu. Hãy làm những việc theo cách của riêng mình để mọi người có thể thấy rõ được bạn là người trung thực, đáng tin cậy”.
10. “Chất lượng” đơn thuần chỉ là việc làm theo đúng yêu cầu: Bạn sẽ nhận được những phản hồi về vấn đề mà bạn đã đóng góp, phê bình, vì vậy hãy đặt ra tiêu chí và yêu cầu nhân viên làm đúng theo tiêu chí đó. Chất lượng công việc có từ những sự nỗ lực đó, chứ không phải có được từ các khẩu hiệu, áp phích quảng cáo, hay thậm chí là sự đe dọa.
11. Hăy học từ những sai lầm của người khác: Bạn không thể sống đủ “thọ” để tự mình làm tất cả. Hãy học những sai lầm của người khác để phân tích nguyên nhân và lên kế hoạch quản lý để không mắc phải sai lầm giống của họ.
12. Đạt được những mục tiêu S.M.A.R.T: Những mục tiêu bạn tự đặt ra cho mình hoặc người khác nên: Cụ thể (Specific), Đo lường được (Measurable), Hiệu quả (Achieveable), thực tế (Realistic) và căn cứ vào thời gian (Time-based).
13. Hãy đặt ra một hình mẫu: Một trong những thành tố có ý nghĩa nhất của nghề quản lý là cho chúng trở thành một mẫu vai trò quan trọng có thể lôi kéo mọi người làm việc theo đội và mang lại dịch vụ như mong đợi của khách hàng.
14. Lắng nghe những người quanh bạn: Bạn sẽ không bao giờ học được điều gì nếu bạn cứ mở miệng nói át cả những người xung quanh. Hãy nhớ rằng khi ai đó nói điều gì, chắc chắn những điều đó sẽ có ích và những điều bạn nói ra phải là những điều mà bạn biết rõ.
15. Đừng hạn chế bản thân: Điểm khác biệt giữa người lãnh đạo và người quản lý là người lãnh đạo không đặt ra mức hạn chế cho bản thân họ. Có thừa những người muốn hạn chế những điều bạn có thể làm. Đừng là một trong số những người đó.
16. Bạn phải tạo ra sự khác biệt: Nhóm mà bạn quản lý phải có hiệu quả hơn, thiết thực và hữu ích hơn. Nếu họ đạt hiệu quả mà không có bạn, việc kinh doanh của bạn sẽ trở nên vô nghĩa.