6 cách cải thiện “nhuệ khí” chiến đấu của nhân viên

Tinh thần làm việc đóng vai trò quan trọng trong quá trình “chiến đấu” của mỗi nhân viên. Nhưng không phải chủ doanh nghiệp nào cũng biết điều này. Vậy làm thế nào để khiến mỗi ngày đi làm của nhân viên là một ngày vui. Dưới đây chính là câu trả lời.

Ảnh minh họa

Các nhà sử dụng lao động thường không đánh giá cao việc xây dựng tinh thần làm việc của nhân viên nơi công sở. Đó là một quan điểm không mấy đúng đắn. Bởi, thành tích của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào hiệu xuất lao động của mỗi nhân viên. Vậy nếu bạn đã từng đánh giá thấp công tác chăm sóc tinh thần cho nhân viên thì hãy thay đổi ngay với 6 bước quan trọng dưới đây:

Mở rộng giao tiếp
Nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng cần phải có khoảng cách cũng như sự khác biệt giữa sếp và nhân viên. Do vậy, mang khuôn mặt lạnh lùng và nghiêm nghị là cách làm phổ biến nhất thường được các chủ doanh nghiệp sử dụng khi đến công ty. Đó thật sự là một sai lầm. Chuyên gia tâm lý nghề nghiệp Kennedy nói: “ Tương tác chính là điều tôi nghĩa đến đầu tiên khi muốn rút ngắn khoảng cách giữa sếp và nhân viên. Tương tác nghĩa là giao tiếp, là sự qua lại của thông tiên liên lạc. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp đã thu được kết quả mỹ mãn khi họ có được sự hậu thuẫn vững chắc từ các nhân viên và điều này chỉ có được khi cả hai cùng tôn trọng nhau và cùng được lao động trong một môi trường thân thiện”.

Không tiết kiệm lời khen
Tâm lý chung của con người là luôn muốn nhận được lời khen, lời khuyến khích từ người khác mỗi khi họ làm được điều tốt. Đó sẽ là động lực để họ cố gắng phát huy khả năng nhiều hơn nữa. Vì vậy, những người chủ doanh nghiệp cũng nên hào phóng lời khen của mình dành cho những nhân viên xuất sắc. Có rất nhiều cách để sếp thể hiện sự khen ngợi của mình đối với các nhân viên không cùng việc tăng lương, tăng thưởng. Đôi khi chỉ đơn giản là một cuộc trò chuyện thân mật, một cái vỗ nhẹ vào vai và một nụ cười thân thiện thể hiện sự hài lòng của mình với nhân viên cũng là một liều thuốc động viên vô cùng to lớn với họ.

Xây dựng nhóm làm việc rõ ràng
Xây dựng nhóm là một cách để duy trì tinh thần và phong độ làm việc của nhân viên. Khuyến khích làm việc nhóm là cách chủ doanh nghiệp khuyến khích tinh thần làm việc đoàn kết và chuyên nghiệp của từng cá nhân. Đây cũng là cách giúp chủ doanh nghiệp bao quát được toàn bộ quá trình lao động của nhân viên và qua đó có thể đánh giá chính xác năng lực của từng người.

Cân bằng giữa cuộc sống và công việc
Người quản lý cần đủ thông minh để hiểu tằng mỗi nhân viên đều có cuộc sống riêng bên ngoài văn phòng. Vì vậy, mọi công việc cần được cân bằng và phân bổ một cách lợp lý, tránh để ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống riêng của nhân viên. Giới thiệu với nhân viên về “giờ làm linh hoạt” để họ tham khảo đồng thời tổ chức các hoạt động ngoại khóa như du lịch, giải trí, thể thao…để nhân viên xả stress sau mỗi ngày làm việc căng thẳng.

Đón nhận phản hồi từ nhân viên
Thu thập ý kiến của nhân viên thông qua các cuộc khảo sát định kỳ là cách làm hiệu quả giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt được những mong mỏi của nhân viên. “ Hãy để nhân viên của mình lên tiếng và thể hiện ý kiến của họ không cùng sự sợ hãi và áp lực. Một chiêu tâm lý cực kỳ hiệu quả. Bởi, qua đó nhân viên sẽ cảm nhận được họ có vị trí đối với doanh nghiệp và không còn nghi ngờ gì nữa khi họ tận tâm, tận tình vì công việc. Đây là cách làm hiệu quả để cải thiện tinh thần làm việc của nhân viên mà nhiều công ty lớn đã sử dụng” Kennedy chia sẻ.

Chế độ tiền thưởng và quà tặng
Tiền thưởng bao giờ cũng là cách làm thực tế và hiệu quả nhất giúp nhân viên nâng cao tinh thần làm việc. Vì vậy, hãy biết cách “lấy lòng” nhân viên bằng chế độ tiền thưởng hợp lý. Hoặc không thì những món quà nhỏ cũng sẽ trở thành cầu nối đưa sếp và nhân viên đến gần nhau hơn.