Những kiểu cách quản lý nhất thời sẽ đến rồi đi, nhưng có một số điều sẽ không thể thay đổi. Các giá trị cơ bản của sự lãnh đạo và quản lý tốt được xác định thông qua việc bạn thực sự là một người sếp hiệu quả như thế nào. Một ông chủ giỏi không ngừng truyền cảm hứng để nhân viên thực hiện tốt công việc và giữ lòng trung thành. Không cần phải nói thêm gì nữa, những phẩm chất này đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự thành công lâu dài cho sự nghiệp của bạn. Vì thế, hãy chắc rằng bạn luôn làm 7 điều sau mỗi ngày:
Ảnh minh họa
1. Ghi nhận
Khi mọi thứ trong tổ chức đang tiến triển tốt đẹp, hãy cho mọi người biết đến điều đó – sớm và thường xuyên. Công nhận với những nhân viên làm việc tích cực về mọi đóng góp của họ. Biến nó thành một điều đáng ghi nhận. Khuyến khích các thành quả nổi trội và hiệu suất bền vững bằng cách cho nhân viên biết rằng bạn đánh giá cao những nỗ lực hết mình của họ. Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng thừa nhận những điều tuyệt vời của nhân viên có thể tạo ra nhiều động lực hơn cả tiền thưởng.
2. Thúc đẩy
Đặt ra cho toàn bộ tổ chức các tiêu chuẩn cao về năng suất làm việc, giao tiếp và tính chuyên nghiệp. Trong giai đoạn đầu khi những tiêu chuẩn này chưa thể được đáp ứng, hãy tránh không quy kết lỗi và quy kết lỗi cho một ai đó vì những hiệu suất kém, phản ứng này cho thấy bạn chỉ quan tâm đến những trục trặc. Tìm cách quay lại và theo sát tình hình cùng với nhân viên. Không hạ thấp những tiêu chuẩn của bạn, thay vào đó, chung tay làm việc và lãnh nhận thử thách như người một đội. Thông qua sự quan sát khi nhân viên làm việc bạn sẽ nhận diện được những vấn đề vướng mắc, tập trung sự chú ý vào các giải pháp khả thi và phấn đấu để đáp ứng những mong đợi.
3. Giao tiếp
Hãy giao tiếp rõ ràng, chuyên nghiệp và thường xuyên. Nhân viên luôn mong đợi nhận được lời đánh giá trung thực của người quản lý về những gì họ thể hiện. Để đưa ra được những phản hồi đáng tin cậy, người quản lý giỏi phải thực sự thấu hiểu về tổ chức của mình và đánh giá chính xác từng tiến độ công việc. Khi mọi thứ đang vận hành trơn tru, hãy đánh dấu những điều đang thực hiện và chia sẻ với mọi người về thành công. Khi có vấn đề phát sinh, hãy xem xét các tác động tiềm tàng bằng cách trao đổi với nhân viên về những gì bạn quan tâm. Hãy nhớ rằng giao tiếp là một công cụ truyền cảm hứng và tạo động lực đồng thời lại có thể giúp nhận diện và giải quyết các rắc rối.
4. Tin tưởng
Hãy học cách tin tưởng nhân viên. Người quản lý có lòng tin vào nhân viên là những người rất có khả năng và đầy trách nhiệm trong việc khuyến khích sự tự chủ, trong khi đó họ lại tạo ra một ý thức công đồng mạnh mẽ thông qua các hoạt động trong công ty. Thiết lập sự tin tưởng, tạo ra môi trường làm việc tích cực, an toàn bằng thái độ giao tiếp hai chiều, cởi mở và chân thành. Hãy tin rằng nhân viên của bạn sẽ đáp ứng được các mục tiêu của tổ chức, thậm chí hiệu quả vượt xa mong đợi, khi họ được làm việc trong một môi trường an toàn và được hỗ trợ.
5. Phát triển
Thiết lập nền tảng cho nhân viên vì sự thành công, không phải những thất bại. Cung cấp cho nhân viên công cụ và sự huấn luyện cần thiết để có thể đạt được khả năng làm việc tốt nhất, rồi họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ và vượt xa hơn cả tiêu chuẩn mà bạn đặt ra. Khuyến khích nhân viên xác định ra đâu là thế mạnh và những gì tạo nên động lực trong họ. Khi có thể, hãy kết hợp những điều này nhằm thúc đẩy họ trong công việc hàng ngày.
6. Dẫn dắt
Cần đảm bảo rằng nhân viên luôn cảm thấy thử thách với công việc của họ, nhưng không bị quá tải. Hãy duy trì môi trường làm việc sạch sẽ, có tổ chức và ổn định, nơi mà mọi người có thể cảm thấy dễ chịu và làm việc hiệu quả nhất. Cần uy quyền và giao việc phù hợp đồng thời tìm mọi cơ hội để phát huy tối đa thế mạnh của nhân viên.
7. Đồng hành
Khiến nhân viên cảm thấy mình là một phần của điều gì đó rất đặc biệt và những nỗ lực của họ được đánh giá cao. Để cho họ trực tiếp tham gia và cảm nhận được sự thành công của tổ chức. Hãy tạo ra và nuôi dưỡng cho nhân viên cảm giác thân thuộc về nơi họ thấy thú vị muốn gắn bó, bởi đây là môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Và mọi nhân viên cũng sẽ cảm giác rằng họ là thành viên của một cộng đồng có ích, kỹ năng giỏi và rất thành công.
Những thói quen và cách hành xử trên sẽ có tác động rất lớn đến hiệu quả làm việc. Hãy là người sếp tốt nhất mà bạn có thể và nhân viên sẽ đứng về phía bạn. Khi nhận được những điều tốt đẹp nhất từ mọi người, công ty của bạn sẽ “đánh gục” mọi khó khăn.