Quyết định tuyển dụng thường chỉ chú trọng đến kỹ năng chuyên môn của ứng viên, chứ ít để ý đến “kỹ năng mềm”. Điều này đưa đến kết quả tuyển những người có tiềm năng thành công nhưng lại thiếu kỹ năng xã hội cần thiết để vận dụng hiệu quả những gì họ biết.
Ảnh minh họa
Các nhân viên này khi được tuyển dụng hoặc là nhanh chóng bỏ việc do mâu thuẫn và khó chịu trong các mối tương quan với mọi người, hoặc chỉ giữ vị trí nhân viên bậc thấp do không có khả năng đáp ứng những nhu cầu xã hội của vai trò lãnh đạo. Thậm chí hay tỏ thái độ kẻ cả trong công ty, làm giảm tính thần làm việc và tăng tỷ lệ thay đổi việc làm.
Tuyển dụng nhân viên dựa trên kiến thức chuyên môn mà không xét tới kỹ năng xã hội cũng giống như thiết kế một chiếc xe đua có động cơ mạnh nhưng bộ thắng và tay lái lại yếu. Chiếc xe của bạn có thể đi nhanh, nhưng lại không theo hướng bạn muốn; nó có thể làm nhiều người xung quanh bị thương. May mắn là, có nhiều cách tương đối dễ dàng và ít tốn kém để giảm bớt chuyện rủi ro tuyển nhầm những bộ óc thiên tài nhưng vụng về giao tiếp.
Kỹ năng xã hội phản ánh khả năng làm việc với người khác theo phương pháp đạt được mục tiêu kinh doanh ngắn hạn trong khi tăng cường các mối quan hệ làm việc lâu dài. Quan niệm về kỹ năng xã hội đã có từ rất lâu, mặc dù đôi lúc nó được tái sắp xếp với nhiều tên gọi khác nhau, như “chỉ số cảm giác,” “kiến thức tiềm ẩn” và “hiểu biết về mối tương giao giữa người với người.” Kỹ năng xã hội chủ yếu tùy thuộc vào 4 đặc điểm cơ bản sau:
• Sự tự nhận thức: Kiểm soát những hành động của chúng ta ảnh hưởng đến hành vi của người xung quanh như thế nào.
• Độ nhạy cảm đối với người khác: Cho thấy sự quan tâm đối với nhu cầu và cảm giác của người khác.
• Hiểu biết xã hội: Hiểu biết các phương pháp tác động đến hành vi và nhận thức của người khác.
• Tự chủ: Có khả năng kiểm soát hành động và cảm xúc của chúng ta, nhất là khi bị căng thẳng.
Để có kỹ năng xã hội, một người không nhất thiết phải tinh thông hết 4 đặc điểm này.Tuy nhiên, sự thiết sót nghiêm trọng ở một lĩnh vực có thể dẫn đến những rắc rối trong mối quan hệ với người khác ở nơi làm việc.
Có nhiều phương pháp đánh giá kỹ năng xã hội của một ứng viên, và một buổi phỏng vấn là cách ít phức tạp nhất. Sự thiếu hụt hiểu biết xã hội của một ứng viên có thể bộc lộ trong buổi phỏng vấn như các lỗi xã hội. Cẩn thận quan sát cách thức ứng viên phản ứng không chính thức với người khác. Đưa ra các tình huống xã hội như thảo luận nhóm hoặc dùng bữa trưa đòi hỏi ứng viên phải thể hiện kỹ năng xã hội. Mức độ hiểu biết xã hội tương đối thấp sẽ không thành vấn đề trừ khi công việc đòi hỏi khả năng phát triển mối quan hệ với người khác.
Sự nhạy cảm đối với người khác cũng có thể được đánh giá trong buổi phỏng vấn, nhưng hơi khó hơn. Trong buổi phỏng vấn, hãy yêu cầu ứng viên mô tả những ảnh hưởng đối với sự nghiệp của họ hoặc mâu thuẫn trong mối quan hệ với người khác khi làm việc. Hãy lưu ý đến cách họ mô trả người khác trong câu trả lời.
Những câu trả lời mang tính phê bình cao hoặc cho thấy ít tín nhiệm đối với sự đóng góp và quan tâm tới người khác có thể khiến người ta liên tưởng rằng người này kém nhạy cảm đối với người khác. Tham khảo cũng có thể là nguồn thông tin tốt. Hãy yêu cầu họ mô tả mẫu người mà họ muốn làm việc chung. Nếu họ nói những điều đại loại như, “rất độc lập” hay “khó quản lý,” có lẽ bạn muốn thăm dò thêm một chút.
Tự chủ và tự nhận thức có lẽ là 2 kỹ năng xã hội khó đánh giá nhất. Một trong những cách tốt nhất để đánh giá các kỹ năng xã hội này là sử dụng bài tập đóng vai. Trong bài tập này, ứng viên sẽ phải tiếp xúc với những thẩm định viên đã được huấn luyện trong một khung cảnh gần giống với môi trường làm việc (ví dụ, yêu cầu ứng viên đưa thông tin phản hồi đối với một nhân viên giả định làm việc không tốt). Nếu được lên kế hoạch và thực hiện tốt, đóng vai có thể là một trong những dấu chỉ có giá trị nhất cho kỹ năng xã hội.
Kỹ năng xã hội còn có thể được đánh giá bằng cách sử dụng bảng câu hỏi chuẩn hóa như kiểm tra tính cách và đánh giá phong cách xã hội. Những bài kiểm tra này đánh giá những niềm tin, sở thích và thái độ thầm kín ảnh hưởng đến hành vi giao tiếp xã hội. Nhiều phương pháp đánh giá tương đối dễ dàng sử dụng, ít tốn kém và có giá trị cao.
Có nhiều biện pháp đánh giá được thiết kế kỹ càng để lựa chọn, nhưng thường nói lên được sự khác biệt giữa biện pháp hữu hiệu và biện pháp trông có vẻ hay ho nhưng lại ít có tác dụng. Kết quả, tốt hơn hết nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia đánh giá độc lập khi chọn lựa loại hình đánh giá.
Một khi bạn đánh giá kỹ năng xã hội, điều quan trọng là quyết định đặt nặng thông tin nào, tùy thuộc vào vị trí bạn tuyển. Quyết định đúng sẽ giúp đảm bảo sự vận hành suôn sẻ trong công ty của bạn.