Bí quyết nhận biết nhân tài

Thế ký 21 là thế kỷ của cạnh tranh, là thời đại cạnh tranh. Trong cuộc “đại chiến” cạnh tranh này, nhân tài là tiêu điểm duy nhất. Bất kì quốc gia hay doanh nghiệp nào muốn phát triển cần phải” Chiêu hiền đãi sỹ”.

Ảnh minh họa


I. NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO LÀ THÍCH HỢP VỚI BẠN?
Là người lãnh đạo một doanh nghiệp, chắc chắn bạn phải biết mình cần loại người nào. Tục ngữ có câu: ” Tuấn mã phi ngàn dặm, nhưng không thể cày ruộng bằng con trâu, cỗ xe có thể nặng song không thể qua sông như con thuyền. Một người quản lý cần phải dựa vào đặc điểm doanh nghiệp của mình để xác định xem mình cần loại nhân tài như thế nào. Chỉ có tuyển dụng nhân tài hợp lí, doanh nghiệp mới có thể phát triển được.

1. Chọn người toàn tài không bằng chọn nhân tài.
Trong doanh nghiệp phải biết rõ đơn vị của mình cần nhân tài như thế nào mới có thể vận hành doanh nghiệp tốt hơn, có được năng suất và hiệu quả tốt hơn. Một người lãnh đạo giỏi cần phải biết lợi dụng và khai thác đặc điểm mỗi vị trí để lựa chọn nhân tài, để họ phát huy hết khả năng của mình. Trong đó có những loại người phổ biến sau:

a. Loại người:” tiên tri tiên giác” ( Nhận biết sự việc sớm hơn người bình thường)
Nếu như doanh nghiệp của bạn cần nhân tài có khả năng dự đoán trước sự việc thì bạn nên chọn loại người này. Loại người này có khả năng phân tích, dự báo, phán đoán rất giỏi, họ biết thiết kế, quy hoạch phát triển của doanh nghiệp trong tương lai và thời kì ngắn hạn, trung hạn.

b. Loại người “hậu tri hậu giác”
Nếu bạn muốn có người quản lý ở tầm trung bình hoặc cao cấp, trong ngành tài chính, phụ trách dự án và người chủ quản cao cấp, thì bạn nên chọn loại người “hậu tri hậu giác”. Loại người này có thể hoàn toàn hiểu được và biết lo liệu mọi phương án và ý đồ công tác mà loại người tiên tri tiên giác đề ra, có thể lo liệu đến nơi đến chốn và phấn đấu theo mục tiêu mà loại người tiên tri tiên giác đã thiết kế. Đặc điểm của loại người này là họ lĩnh hội rất tốt những ý nghĩ và kiến nghị của người lãnh đạo, làm việc cần cù chịu khó, trong trường hợp đặc biệt họ hiểu vấn đề, phân tích cụ thể vấn đề và họ là cánh tay đắc lực của nhà lãnh đạo.

c. Loại người “bất tri bất giác” ( Không cảm giác)

Nếu bạn muốn tìm một người chấp hành mệnh lệnh thì kiểu người bất tri bất giác là phụ hợp. Họ là những người không suy nghĩ, không có ý kiến, mà chỉ biết cần cù chịu khó, vùi đầu vào công việc, họ chỉ biết làm việc theo bổn phận của mình, theo phương châm, mục tiêu và sắp xếp bố trí của lãnh đạo.

2. Các loại nhân tài trong “Tây du kí”
“Tây du kí” là một câu chuyện đi lấy kinh được hư cấu, song ở đây nó phản ánh một đạo lý dùng người sâu sắc.
Như mọi người đều biết, trong “Tây du ký” Đường Tăng là người trần mắt thịt, yếu đuối nhu nhược, cuối cùng cũng lấy được kinh thật. Vì sao đều là nhân tài đáng giá trên con đường đi Tây Thiên lấy kinh. Quan Âm Bồ Tát có con mắt tinh đời trong dùng người, biết được giá trị của mỗi con người và sắp xệp họ vào những vị trí thích hợp bên Đường Tăng, để các đồ đệ của Đường Tăng ai vào việc nấy, thiếu một người cũng không thể được. Trong đoàn đi lấy kinh, Đường Tăng là người có con mắt nhìn xa trông rộng, không chịu bó tay trước khó khăn, có thể thống nhất được toàn thê các đồ đệ, Tôn Ngộ Không biết diệt trừ yêu quái, thần thông quảng đại, Trư Bát Giới là người luôn giải tỏa các mâu thuẫn, là người buộc phải bằng lòng với số phận, còn Sa Tăng – người cần cù chịu khó, gánh vác đồ đạc, hành lý dắt ngựa và làm các công việc nhỏ, vụn vặt. Cuối cùng, họ đã phân công công việc hợp lý lấy được chân Kinh, tu thành chính quả. Nhưng Ngọc Hoàng đại đế lại không nhận thức được điểm này, ban đầu Ngọc Hoàng bổ nhiệm Tôn Ngộ Không làm Bật Mã Ôn chỉ cần một người biết chăn ngựa làm là được, chắc chắn tôn Ngộ Không không nhân lời. Nếu Ngọc Hoàng đại đế nhận thức được điều này thì sẽ không có chuyện sau này đại náo thiên cung và Thiên đình cũng bớt được tai họa.
Có thể thấy, biết đặt nhân tài vào đúng vị trí công tác thích hợp, đây là một bài học cần thiết cho những nhà quản lý nhân sự.

3. Người muốn làm nên việc lớn phải có con mắt tinh đời nhận biết nhân tài
Người quản lý giỏi cần phải biết loai người nào phù hợp với vai trò, góc độ nào. Chỉ có như vậy, mới có thể để người thích hợp với mình ở vị trí thích hợp phát huy tác dụng lớn nhất của mình.

II:” ĐỨC” CÒN QUAN TRỌNG HƠN “TÀI”
Trong doanh nghiệp hiện đại, khi tuyển chọn người, nếu người lãnh đạo gặp được người đức tài song toàn thì thật tuyệt vời, song người như vậy rất hiếm gặp, vậy khi tuyển người thì phẩm chất đạo đức quan trọng, hay tài năng quan trọng hơn?
Có đức mà không có tài, có tài mà không có đức thật nguy hiểm. Là người lãnh đạo một đơn vị, nên bồi dưỡng sử dụng người có đức không có tài, còn với người có tài mà không có đức nên hạn chế sử dụng.

1. Quan hệ giữa đức và tài
Năng lực của một con người có thể bồi dưỡng được, nhưng người lãnh đạo không có đức thì nguy hại rất lớn cho doanh nghiệp, không chỉ gây nguy hại cho ngay trong công ty mà còn biến công ty thành đối thủ cạnh tranh, hoặc bán công ty cho đôi thủ cạnh tranh, hậu quả mang lại thật đáng sợ. Hay nói một cách khác, biết càng nhiều thì nguy hiểm cho doanh nghiệp càng lớn.

2. Người có tài mà không có đức là nịnh tài
Có rất nhiều người tài năng, nhưng phẩm chất đạo đức không tốt, để có lợi cho bản thân mình họ sẵn sàng vứt bỏ đại nghĩa, người như vậy cho dù có tài năng thì cũng chỉ là nịnh tài. Người có tài không có đức thường hay để ý đến việc được mất của mình, nếu ai đi ngược với lợi ích của mình thì họ sẽ làm những việc bội tín bội nghĩa.

3. Có đức nhưng ít tài thì vẫn có thể trọng dụng
Người có đạo đức cao thượng, họ luôn cứu bạn trong hoạn nạn. Những người như vậy, bản thân họ không có năng lực gì cả nhưng phẩm chất đạo đức của họ lại là một tài sản vô cùng quý giá. Một khi được trọng dụng học luôn cúc cung tận tụy cho đến chết mới thôi. Trên thế giới này, hầu như không có người hoàn toàn ưu tú. Là người lãnh đạo một doanh nghiệp, khi tuyển chọn công nhân, bạn phải thấy rõ tầm quan trọng của đạo đức.

III: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHÌN ĐÚNG NGƯỜI
Biết người là một loại trí tuệ, một người quản lý nếu không nhạy bén nhận biết người thì sẽ không biết dùng người. Ngày nay trong các doanh nghiệp, người lãnh đạo dù có năng lực đến đâu cũng không thể đơn phương độc mã, khong thể độc lập tác chiến được. Đặc biệt ngày nay các doanh nghiệp đang trên đà phát triển, các tập đoàn doanh nghiệp sẽ ngày càng lớn mạnh, lúc này người lãnh đạo càng cần phải có nhiều người cộng tác và giúp đỡ, khi đó kỹ sảo và khả năng nhân biết người lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.

1. Thông qua đối mặt nhìn rõ tâm can con người
Trong quá trình nhân biết người, nếu có con mắt tinh đời người lãnh đạo dễ dàng nhìn thấu được thế giới nội tâm của con người đó. Con mắt có thể khúc xạ được cách suy nghĩ của con người. Một nhà thí nghiệm nổi tiếng của Mỹ cho thấy, thời gian tiếp xúc tầm nhìn của loài người, thông thường chiếm 30-60% thời gian giao tiếp, nếu như giao lưu vượt quá 60% điều đó chứng tỏ hứng thú của một bên này đối với đối phương có thể lớn hơn chủ đề giao lưu, nếu thấp hơn 30% chứng tỏ cả hai bên nói chuyện không hứng thú với nhau. Là người lãnh đạo một doanh nghiệp, bạn cần thông qua đôi mắt để quan sát con người, từng bước phán đoán xem họ là người thuộc tính cách nào, tính cách của họ có hợp với công ty của bạn không hoặc có phù hợp với yêu cầu mà bạn cần tuyển chọn không?

2. Hành động do nội tâm quyết định
Dựa vào kinh nghiệm của rất nhiều nhà quản lý, trên thương trường, hành động có thể bộc lộ tính cách, tư thế ngồi, tư thế tay của một người. Ở một mức độ nhất định, hành động của một người phản ánh nội tâm người đó. Giỏi quan sát hành động của người dự tuyển là phẩm chất cần thiết có của nhà doanh nghiệp thành đạt, trong suốt quá trình giao tiếp với người xin tuyển dụng, cần phải nhằm trúng phản ứng của đối phương trong các giai đoạn và tình huống khác nhau, đồng thời phải nhìn cho thấu cách suy nghĩ chân thực trong nội tâm đối phương.

IV: MỘT SỐ LOẠI NGƯỜI CẦN CẨN TRỌNG TRONG KHI SỬ DỤNG
Trong doanh nghiệp có nhiều cương vị công tác khác nhau và cũng đòi hỏi phải có các loại nhân tài khác nhau. Nhưng, khi tuyển dụng nhân tài, người lãnh đạo cũng có vùng “cấm”. Trong một vài trường hợp, cho dù nhân tài có bản lĩnh tài giỏi đến mức nào thì vẫn phải cẩn trong khi sử dụng. Người lãnh đạo một doanh nghiệp không chỉ phải hiểu biết doanh nghiệp cần loại nhân tài như thế nào mà còn phải hiểu rõ loại người nào không thể sử dụng.
1. Loại người bán chủ cầu vinh
2. Người chơi xấu sau lưng cần thận trọng khi dùng
3. Người tham lam không thể dùng được
4. Người không có uy tín, danh dự nên cẩn thận khi sử dụng
5. Người không cẩn thận, làm đâu hỏng đấy phải hết sức thận trọng