Trong giao tiếp, nói chuyện hấp dẫn đóng một vai trò không nhỏ. Nó làm cho các cuộc giao tiếp trở nên hiệu quả và thú vị hơn. Bạn có thể nói chuyện bằng ngôn ngữ (tiếng nói) nhưng đôi khi trong một vài trường hợp những cử chỉ phi ngôn ngữ cũng thu hút được sự chú ý của đối phương. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng áp dụng ngôn ngữ cơ thể. Ai cũng mong muốn lời nói của mình hấp dẫn được sự quan tâm của mọi người nhưng để thu hút người nghe trong khi giao tiếp là một nghệ thuât, một kỹ năng. Có người được phú cho cái “duyên” nói chuyện hấp dẫn, hài hước và không kém phần thuyết phục người nghe. Nhưng đó là cái duyên trời định và không phải ai cũng được ông trời ưu ái. Vậy làm sao để buổi nói chuyện được gọi là thành công và những lời nói của bạn đi sâu vào lòng thính giả cùng năm tháng? Dưới đây là những mẹo nhỏ trong kỹ năng giao tiếp giúp lời nói của bạn gây được sự chú ý của người nghe.
Ảnh minh họa
1. Kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể và lời nói, nói chắc vừa đủ nghe
Để tạo ấn tượng với đối phương mỗi khi nói chuyện, bạn không nên chỉ sử dung mình lời nói, thay vào đó bạn có thể dùng ngôn ngữ cơ thể với các cử chỉ của tay, biểu cảm qua nét mặt cho cuộc trò chuyện trở nên sinh động. Đôi khi chỉ một động tác nhỏ như cái khua tay hay đơn giản một cái diễn đạt trên khuôn mặt còn hiệu quả hơn khi ta đứng thuyết trình cả buổi mà chỉ dùng lời nói không có miêu tả thực tế. Một điều cần lưu ý là về âm lượng của giọng nói. Phải biết là mình đang nói chuyện trong vị trí như thế nào để điều chỉnh âm lượng cho phù hợp. Nếu cuộc trò chuyện chỉ có hai người, nói to quá sẽ khiến đối phương sẽ khó chịu và có cảm giác như hắt nước vào người ta. Còn nếu là trong một buổi thuyết trình, nói to, dõng dạc, giọng truyền cảm là một điều bắt buộc. Tuy nhiên trong trường hợp nào cũng phải nói chậm rãi, từ tốn tránh nói nhanh mà người nghe không hiểu được vấn đề mình cần truyền đạt.
2. Khéo léo dẫn những câu chuyện từa tựa
Trong các cuộc trò chuyện ấn tượng không thể thiếu các ví dụ minh họa. Cách đưa ra dẫn chứng là một kỹ năng hấp dẫn người nghe. Không bắt buộc ví dụ đưa ra phải có nội dung chính xác nhưng phải liên quan đến nội dung cuộc trò chuyện. Đôi khi chỉ là những ví dụ hài hước để cuộc nói chuyện tránh sự tẻ nhạt. Nhưng thật cần thiết các ví dụ được đưa ra phải khéo léo trong sự dẫn dắt nêu không thì sẽ có sự “vô duyên” xảy ra, rồi thì râu ông nọ sẽ cắm sừng bà kia. Phải biết là người nghe cần gì để có những ví dụ ấn tượng bắt tai vì mục đích cuối của người nói cũng chỉ là thuyết phục người nghe.
Để cho cuộc trò chuyện trở nên thú vị thì cách nói chuyện hấp dẫn là vô cùng cần thiết. Nếu bạn chưa có kĩ năng này hãy đi học một khóa hoặc có thể tự luyện bằng các phương pháp trên mạng Internet, chú ý học có chọn lọc nhé.