Đằng sau quy tắc “không làm việc với người mặc vét” của tỷ phú PayPal

Nhà sáng lập PayPal luôn tuân thủ một quy tắc: Không làm việc với người mặc vét, tạp chí The Economist gợi lại.
Ảnh minh họa. Nguồn: Alarmy
Trong cuốn sách “Zero to one”, nhà đồng sáng lập công ty thanh toán PayPal – tỷ phúc Peter Thiel đã tiết lộ một mẹo khó tin cho các công ty công nghệ mới khởi nghiệp: Không làm việc với những người mặc vét. 

Theo ông, một doanh nhân ăn mặc bảnh bao thực chất là một nhân viên bán hàng đang cố gắng bán những sản phẩm chất lượng thấp một cách lộ liễu. 

Với quan niệm này, quỹ đầu tư của Thiel xây dựng một quy tắc dành cho cả công ty, trong đó bỏ qua bất cứ công ty nào có lãnh đạo ăn mặc nghiêm trang tới buổi họp thuyết trình về sản phẩm. 

Thành công của Thiel cho thấy định kiến của ông phần nào có vẻ đúng: Ông là nhà nhà đầu tư tiên phong của nhiều công ty đình đám như Napster, Facebook và Spotify.

“Có lẽ, nếu dành thời gian đánh giá chi tiết công nghệ của từng công ty, chúng tôi vẫn sẽ bỏ qua họ như đã làm”, ông viết. 
“Nhưng quy tắc của nhóm tôi – Không bao giờ làm việc với CEO công nghệ mặc vét – đã tiết kiệm rất nhiều thời gian đi tìm sự thật”. 

Tại Thung lũng Silicon, ăn mặc trang trọng được coi là quy tắc bắt buộc. 

Tuy nhiên, khi các công ty khởi nghiệp mọc lên từ những nhóm cải tiến trên khắp thế giới, thì áo số, áo phông và giầy sneaker bỗng trở thành mốt mới trong giới doanh nhân. 

Sự thay đổi này không chỉ mang đến tính thoải mái và thuận tiện, nó còn thay đổi cách chúng ta nhìn nhận năng lực và mức độ chuyên nghiệp. 

Cụ thể, khi lột bỏ vẻ ngoài hào nhoáng của những người đàn ông hay “diễn”, bạn nhìn thấy sự thật về một sản phẩm, con người, hay công ty. 

Đây là một bước chuyển mang tính văn hóa hướng tới sự minh bạch, hay những thiên hướng mang tính phá cách, nổi loạn.

Những cá nhân can đảm mặc trang phục thường ngày và phá vỡ các quy tắc kinh doanh truyền thống sẽ được nhìn nhận như những cá nhân độc lập, cách tân và tràn đầy năng lực. 

Các nhà nghiên cứu tại đại học kinh doanh Harvard Business School gọi đây là “hiệu ứng giày sneaker đỏ”. 

Trong một nghiên cứu được xuất bản trên Nhật báo nghiên cứu tiêu dùng, họ chỉ ra rằng những giáo sư mặc trang phục suồng sã hơn tại các sự kiện hàn lâm thường được mọi người đánh giá cao hơn.

Ngoài ra, sinh viên cũng nhận định các giáo viên không cạo râu, phong thái “phủi bụi” uyên thâm hơn những giáo viên mặc sơ mi, thắt cà vạt. 

Các hình ảnh “nổi loạn” ở mức độ nhẹ như trên đang có sức ảnh hưởng to lớn trong nền văn hóa vốn chủ trọng vào sự tuân giáo, coi đây là con đường dẫn tới địa vị cao trong xã hội. 

“Thay vì chứng minh bạn có nhiều tiền để tiêu, bạn hãy khẳng định mình độc lập và thành công, nên có thể ăn mặc phá cách”, tác giả viết. 

Cách chúng ta thể hiện địa vị cũng đang dần thay đổi. 
Đặc biệt trong kinh doanh, sự thành công không chỉ được thể hiện qua vẻ bề ngoài sang trọng, mà còn là vẻ bề ngoài khác biệt. 
Tuy nhiên, với những cá nhân khác nhau, cách nhìn nhận cũng khác nhau. 

Ví dụ, trong một buổi thuyết trình giới thiệu sản phẩm, nhà đầu tư mặc áo vét sẽ đánh giá cao người thuyết trình khi anh ta mặc áo vét. 

Ngược lại, trong một hội nghị kinh doanh, một lãnh đạo đi giày thể thao sẽ đánh giá cao giáo sư đi sneaker đỏ hơn là những người đi giày da bóng lộn. 

Những người tôn thờ sự phá cách và phi truyền thống sẽ dễ đánh giá tích cực về các dấu hiệu này hơn. 

Nhưng ngẫm lại, khi làn sóng mặc áo số, đi giày thể thao trong kinh doanh trở nên phổ biến hơn, chúng lại chuyển thành thói thường.

Lúc đó, khi nhìn thấy một lãnh đạo mặc áo phông, quần bò tới cuộc họp hội đồng, bạn sẽ nghĩ ông ấy thực sự cách tân, hay chỉ đang cố “tỏ ra” như vậy? 

Cuối cùng thì xu hướng ăn mặc phá cách thực ra cũng lại là một phương pháp “đánh giá thầy tu qua chiếc áo”. 

Nó chỉ thay đổi thứ được đưa ra làm chuẩn mực, từ chiếc áo vét sang chiếc áo phông, và chính chiếc áo phông ấy cũng chứa đầy định kiến về hình thức. 

Tuy nhiên, ít nhất trong thời điểm hiện tại, định kiến mới này vẫn phát huy tác dụng, khi nó sàng lọc ra những cá thể độc đáo, tự chủ và đề cao thực chất hơn vẻ ngoài như tác giả cuốn sách khẳng định.

Theo Bizlive