Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Sáng (5/8), Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tổ chức hội nghị khoa học với chủ đề “Đào tạo doanh nhân và phát triển doanh nghiệp trong bối cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN”.

TS Shintaro lshijima – Giám đốc điều hành tổ chức APEN phát biểu tại hội thảo
Phát biểu tại hội nghị, TS Shintaro lshijima – Giám đốc điều hành tổ chức APEN cho biết, Nhật Bản luôn xem Việt Nam là điểm đến hợp tác quan trọng và tiềm năng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao. Các doanh nghiệp Nhật Bản quan niệm toàn cầu hoá chính là việc các doanh nghiệp sát cánh cùng nhau nhằm mở rộng mạng lưới công nghiệp tạo nên cộng đồng công nghiệp trên thế giới.
Theo TS Shintaro lshijima, có 3 điều quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đó là phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cao; sự kết nối DNNVV với cộng đồng doanh nghiệp; vấn đề tài chính cho các DNNVV. Trong đó, đào tạo được nguồn nhân lực công nghiệp cao, đa ngành nghề được xem là ‘chìa khoá’ cho sự thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản. 
Dưới góc độ nghiên cứu về thực trạng của DNNVV Việt Nam, TS Nguyễn Mạnh Quân – Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Doanh nghiệp (Inbus) cho biết, DNNVV Việt Nam là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, chiếm 96% về số lượng trong nền kinh tế. Mục tiêu phát triển DNNVV giai đoạn 2011-2015 là thành lập mới 350.000 doanh nghiệp và phấn đấu đến ngày 31/12/2015, cả nước sẽ có khoảng 700.000 doanh nghiệp. Tuy nhiên, số doanh nghiệp khó khăn, giải thể, rơi vào tinh trạng ngừng hoạt động vẫn còn gia tăng. Số liệu thực tế cho thấy 20% số DNNVV đang hoạt động có thể trụ được trong cạnh tranh, 60% số DNNVV đang phải cố gắng để tồn tại, 20% số DNNVV đã bị giải thể hoạt ngừng hoạt động.

Trong bối cảnh hiện nay, cơ hội cho các DNNVV là môi trường kinh doanh mở rộng do hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu ngày càng mạnh của Việt Nam với các hiệp định AFTA, TPP, FTR. Bên cạnh những thuận lợi, áp lực cũng đặt lên vai các DNNVV như áp lực cạnh tranh gia tăng, nhân tố cạnh tranh mới về công nghệ cao, kinh nghiệm, lợi tế về nguồn lực ngày càng giảm, năng lực tổ chức, chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động; áp lực của sự phát triển khi Việt Nam thuộc nhóm phát triển dựa vào tài nguyên.
Ngoài ra, DNNVV Việt Nam gặp phải một số vấn đề cố hữu như không tiếp cận được với các chính sách, chương trình ưu đãi của Chính phủ một cách hiệu quả; khó tiếp cận nguồn vốn vay; công nghệ lạc hậu; chất lượng nguồn lao động thấp; chi phí sản xuất cao; hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn; thị trường tiêu thụ hiẹp…
TS Nguyễn Mạnh Quân cũng cho biết, nền kinh tế Việt Nam dự báo trong một vài năm tới vẫn còn khó khăn, đồng thời tiềm ẩn nhiều thuận lợi và thời cơ mới. Chính phủ đang triển khai những chương trình hành động toàn diện và thận trọng nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn như: tập trung giải quyết vấn đề tồn kho, nợ xấu, bất động sản; xây dựng mục tiêu dài hạn, giải quyết đổi mới tái có wcaaus nền kinh tế gắn với tăng trưởng, sắp xếp phân bổ vốn đặc biệt đầu tư công; sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, hệ thống tài chính, tiếp tục đổi mới thể chế và tập trung hướng tới nguồn nhân lực chất lượng sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong đó DNNVV…
Vây làm thế nào để xử lý các vấn đề và hỗ trợ phát triển DNNVV là câu hỏi đặt ra? TS Shintaro lshijima nhận định, các DNNVV đầu tư tất yếu cần tài chính. Nguồn tài chính đó phải đảm bảo đúng thời điểm, kịp thời và lãi suất thấp. Tuy nhiên, ở các nước như Việt Nam, cung cấp tín dụng cho DNNVV qua các tổ chức tài chính còn gặp nhiều khó khăn, chịu rào cản lãi suất cao. Do đó, ông đề cập giải pháp hướng tới thị trường trái phiếu mở được bảo đảm cho tài chính DNNVV.
Từ những phân tích thực trạng và bối cảnh của DNNVV, TS Nguyễn Mạnh Quân đưa ra cách tiếp của Inbus trợ giúp cho sự phát triển của DNNVV với tên gọi ‘INBUS 5s’ (INBUS FIVE) – đây là những sáng kiến của Inbus để xử lý các vấn đề và phát triển DNNVV.
INBUS 5s gồm 5 sáng kiến/chương trình lồng ghép với nhau để hỗ trợ phát triển doanh nhân và doanh nghiệp: INBUS 1 = INNOBUS (trọng tâm phát triển kinh doanh với hạt nhân là chương trình khởi sự Lean-startup); INBUS 2 = INDEXBUS (đánh giá năng lực hoạt động của doanh nghiệp); INBUS 3 = INTELBUS (phát triển doanh nhân và nguồn nhân lực với hạt nhân là chuwong trình đào tạo sinh viên tài năng); INBUS 4 = INCUBUS (phát triển công nghệ và tổ chức); INBUS 5 = INTROBUS (ra mắt doanh nghiệp mới).

Theo dddn