“Bí quyết” cho sinh viên mới ra trường

Bạn vừa kết thúc khóa học 4 năm và nhận được bằng ĐH. Bạn cũng đã trải qua một cuộc phỏng vấn cam go và nhận được một công việc phù hợp. Bạn cần làm gì tiếp theo? 

Ảnh minh họa

Dưới đây là các bí quyết giúp bạn tồn tại và phát triển trong môi trường lao động khắc nghiệt, trích từ quyển 101 lời khuyên cho sinh viên mới tốt nghiệp của tác giả Susan Morem.
Thay đổi

Thời trang sinh viên không còn phù hợp với văn hoá công sở. Đã đến lúc bạn loại bỏ những chiếc quần jean và những chiếc áo phông khoẻ khoắn trong tủ quần áo của bạn. Thay vào đó là những bộ quần áo công sở, tạo cho bạn một hình ảnh chuyên nghiệp và năng động. Hãy bắt đầu bằng một vài hãng thời trang công sở chất lượng cao, và sau đó bổ sung dần dần “bộ sưu tập” thời trang công cở của bạn.
Tạo ấn tượng đầu tiên
Khi lần đầu tiên bước vào văn phòng, bạn sẽ bị rất nhiều con mắt hướng tới. Với một vẻ bề ngoài nhếch nhác, ánh mắt lo sợ rụt rè, run rẩy sẽ mang đến cho những đồng nghiệp mới ấn tượng bạn là người thiếu tự tin, hờ hững, thiếu nhiệt huyết. Vì vậy, hãy ăn mặc thật đẹp (không màu mè và quá hở hang), tự tin, thân thiện và lịch sự đối với tất cả mọi người bạn gặp.
Từ bỏ những thói quen thiếu chuyên nghiệp
Thói quen nhai kẹo cao su được coi là không chuyên nghiệp và hấp dẫn khi bạn tiếp xúc với khách hàng hoặc tham dự một cuộc họp. Nếu bạn có có một vài thói quen thiếu chuyên nghiệp như sờ vào mũi, vuốt tóc hoặc gõ bút chì, thì hãy cố gắng sửa nếu bạn muốn mình chuyên nghiệp hơn.
Đặt nhiều câu hỏi
Đừng giấu dốt. Các nhà tuyển dụng cho biết không hỏi chính là một trong những sai lầm lớn nhất của những sinh viên mới ra trường trong những ngày đầu làm việc. Bất cứ khi nào bạn không rõ vấn đề gì, dù là mã đồng phục của công ty, bạn cũng nên hỏi để tránh những sai lầm đáng tiếc.
Sẵn sàng pha cà phê
Mặc dù, việc này không nằm trong danh sách mô tả công việc bạn phải làm, bạn cũng nên học và làm việc này một cách thường xuyên. Đây có thể được coi là phương pháp đầu tiên để nói chuyện và kết thân với những đồng nghiệp mới. Thực tế cho thấy phương pháp này rất hiệu quả.
Đúng giờ
Hãy luôn đúng giờ trong mọi hoàn cảnh. Nếu cuộc họp bắt đầu lúc 10g, bạn nên đến sớm hơn. Dù tắc đường hay do thời tiết xấu, bạn cũng không nên đến muộn. Bạn nên đến sớm hơn mọi người và ra về muộn hơn mọi người.
Đừng lề mề, chậm chạp
Cũng dễ hiểu khi mọi người thường thấy nản chí khi phải đối mặt với những nhiệm vụ phức tạp. Nhưng nếu bạn chần chừ, do dự có nghĩa là bạn đang tốn thời gian để kết thúc dự án hay bạn đang làm một việc vô dụng. Khi phải đối mặt vói những khó khăn, hãy chia nhỏ thời gian để hoàn thành từng phần công việc. Và nếu công việc vượt quá khả năng, hỏi là một chiêu thức bạn nên sử dụng trong trường hợp này.
Hoàn thành công việc nhanh chóng
Nếu bạn nói với sếp bạn sẽ nộp báo cáo vào thứ sáu trong khi thứ năm bạn vẫn chưa làm xong, chắn chắn bản báo cáo sẽ không tốt, tệ hơn bạn có thẻ lỡ hẹn với sếp. Vì vậy, tốt nhất bạn nên hoàn thành sớm và dành nhiều thời gian để xem xét lại.
Đọc và sửa tất cả các tài liệu
Đọc và sửa tất cả các email, tài liệu, bản ghi chú trước khi gửi đi. Kiểm tra lại cho thật chính xác, sửa lỗi chính tả. Sự không cẩn thận sẽ gây ra nhiều hậu quả trầm trọng và có khi là rất buồn cười nữa đấy.
“Chuyên nghiệp” khi dự tiệc ở công ty
Đúng vậy, cùng là tiệc nhưng chúng lại rất khác nhau. Trong các bữa tiệc văn phòng, bạn vẫn sẽ bị quan sát rất kỹ vì vẫn mang tính chất công việc. Vì vậy, bạn hãy ăn mặc chuyên nghiệp, đến đúng giờ, thân thiện, lịch sự.
Nhiệt tình với các đồng nghiệp
Luôn có mặt trong mọi sự kiện. Hãy thể hiện sự quan tâm đến các đồng nghiệp bằng cách chúc mừng họ khi họ có chuyện vui và chia buồn với họ khi họ gắp những mất mát trong cuộc sống. Hãy cố gắng đến dự các buổi tiệc cưới, lễ đính hôn, sinh nhật hay đầu tháng con của các đồng nghiệp trong công ty.
Ngày nào cũng như ngày đầu tiên bạn đi làm
Trong những ngày đầu tiên đi làm, bạn rất nhiệt tình, rất yêu thích công việc, thân thiện và háo hức những thử thách mới. Tuy nhiên, không sớm thì muộn cảm giác này cũng nhạt phai. Điều này rất bình thường, dễ hiểu. Nhưng đừng bao giờ quên bạn đã vất vả và khó khăn như thể nào để nhận được công việc này. Vì vậy, hãy luôn cố gắng thể hiện một thái độ làm việc nghiêm túc và nhiệt tình.
Biết nói “không” khi cần thiết
Từ chối ai đó có thể là một việc rất khó khăn. Khó khăn hơn khi đó là đồng nghiệp hay sếp của bạn. Tuy nhiên, nói không là cần thiết, một khi đã vượt qua giới hạn. Vì vậy, khi phải đối mặt với những tình huống khó xử, hãy xem xét các sự lựa chọn, nắm bắt thực tế, suy nghĩ và quyết định.
Luôn mang theo danh thiếp
Bạn không thể biết khi nào bạn gặp khách hàng hay đối tác. Do đó, hãy luôn để danh thiếp trong ví hoặc túi của bạn. Như vậy, dù có chẳng may gặp khách hàng hay một người nào đó quan trọng trong siêu thị, bạn cũng không cảm thấy lúng túng khi nhận được cdanh thiếp của họ.