Nếu có được một công việc ưng ý, hẳn là bạn mong muốn gắn bó lâu dài với công ty. Để làm được điều đó, bạn cần có những “chiến lược” riêng.
Ảnh minh họa
Yêu quý những đồng nghiệp làm việc cùng bạn, khám phá những điều đáng tôn trọng ở đồng nghiệp. Hãy yêu quý người khác và bạn sẽ nhận lại được những tình cảm mà bạn đã cho đi.
Thường xuyên nói chuyện với sếp. Hãy để sếp biết bạn rất hiểu vai trò của bạn và ông/bà ta. Ông/bà ta sẽ nghĩ bạn là một nhân viên gương mẫu và có trách nhiệm.
Đừng từ chối lời mời của sếp/đồng nghiệp. Nếu bạn được mời tới tham dự một buổi party thân mật của đồng nghiệp/sếp, đừng bỏ lỡ cơ hội đó. Bạn sẽ có nhiều cơ hội mở rộng quan hệ và thân thiết với mọi người trong công ty. Hãy tỏ ra là một nhân viên hòa đồng và thân thiện.
Đừng ngại kết thân với sếp. Bạn có thể tạo mối quan hệ tốt với sếp bằng cách mời sếp ăn trưa, thỉnh thoảng tặng những món quà nho nhỏ…
Kết thân với những đồng nghiệp xung quanh. Bạn không thể làm việc thoải mái và suôn sẻ nếu không có sự ủng hộ và đồng tình của đồng nghiệp. Hãy tạo dựng mối quan hệ tốt với họ, bạn sẽ gặp rất nhiều thuận lợi trong công việc.
Động viên và khích lệ đồng nghiệp. Đánh giá cao công việc mà đồng nghiệp làm. Ngoài ra, hãy khen ngợi những đóng góp của họ trước mọi người.
Biết ơn những người đã giúp bạn. Nếu bạn được nhận vào làm việc tại công ty là nhờ người quản lý tuyển dụng hoặc một nhân viên trong công ty, hãy tỏ ra bạn rất biết ơn những điều họ đã làm cho bạn.
Không bao giờ tiết lộ bí mật của người khác. Trong những cuộc tán gẫu với đồng nghiệp, bạn cần giữ mồm giữ miệng, không lấy chuyện bí mật của người khác ra bàn tán. Như vậy, bạn sẽ tạo được hình ảnh đáng tin cậy trong mắt mọi người.
Nhiệt tình giúp đỡ người khác nếu có thể. Cho dù công việc mà đồng nghiệp nhờ không phải là trách nhiệm công việc của bạn, nhưng đừng từ chối giúp đỡ anh/cô ta nếu bạn có thể.
Hiểu được mong muốn của sếp. Làm tròn nhiệm vụ mà sếp giao. Đó là điều mà sếp mong muốn ở bạn. Vì vậy, hãy luôn tỏ ra là một nhân viên hiểu sếp và chăm chỉ làm việc.
Không nói xấu về công ty. Thậm chí công ty của bạn không phải là quá tốt thì bạn cũng không nên nói xấu về công ty, bởi vì bạn có thể sẽ bị coi là “chuyên gia nói xấu”.
Nếu buồn, đừng thổ lộ ở nơi làm việc. Khi bạn không vui, bạn than thở với tất cả đồng nghiệp về điều đó, họ sẽ cho rằng bạn là người bi quan và đôi khi tâm trạng của bạn cũng ảnh hưởng đến họ.