Từ bỏ 22 phẩm chất khiến doanh nhân thất bại

Tôi không phải là một nhà đầu tư mạo hiểm (angel investor), cũng không phải một nhà đầu tư có khả năng cấp vốn cho một dự án nào đó ngay lập tức và bất cứ lúc nào. Vì vậy, bạn có thể sẽ nghĩ nên đọc một chút tài liệu hướng dẫn về đầu tư mạo hiểm sẽ có ích cho tôi.
Doanh nhân dễ thất bại bởi những phẩm chất nào?
Trên thực tế, thường thì cách tốt nhất để tiếp cận với một tình huống là đứng ở một góc độ khác biệt hoàn toàn. Ví dụ bạn muốn xây dựng một doanh nghiệp phát đạt, bạn có thể liệt kê ra tất cả những gì bạn nghĩ là quan trọng trong việc thành lập, phát triển, duy trì và đưa nó đi lên theo cách ấy.
Hay bạn có thể tập trung vào điều gì mà các nhà đầu tư có kinh nghiệm tìm kiếm – không phải bởi vì bạn muốn thu hút nguồn vốn từ bên ngoài, mà bởi bạn muốn đánh giá những phẩm chất tương tự mà một nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm tìm kiếm khi quyết định rót tiền vào một doanh nghiệp sao cho xứng đáng với đồng tiền của ông ta bỏ ra hay không.
Nói cách khác, hãy xây một công ty có được mọi phẩm chất mà một nhà đầu tư tìm kiếm, và bạn thực sự đã xây dựng công ty của mình trên đôi chân của chính bạn.
Cách tiếp cận tương tự cũng có thể áp dụng cho bạn, một nhà sáng lập.
Như David S. Rose, Tổng giám đốc của Gust, đồng thời là nhà sáng lập của New York Angels, viết trong một cuốn sách của ông:
Điều quan trọng nhất tôi nhìn vào khi đưa ra một quyết định đầu tư là phẩm chất của doanh nhân. Về vấn đề này, tôi – và phần lớn các nhà đầu tư mạo hiểm chuyên nghiệp – thường làm theo câu châm ngôn: “Hãy cược người nài ngựa, chứ không phải con ngựa.” Một doanh nhân giỏi – đặc biệt người được sự hậu thuẫn của một đội ngũ cộng sự xuất sắc – có thể chỉnh sửa, cải tiến, đặt sự tập trung vào một ý tưởng kinh doanh ở mức cần thiết, trong khi một doanh nhân bình thường dễ phá hỏng tương lai của một doanh nghiệp. Nếu phải chọn giữa một ý tưởng kinh doanh tốt và một doanh nhân tốt, tôi luôn chọn doanh nhân.
Còn bạn thì sao? Bạn có những phẩm chất mà một nhà đầu tư tìm kiếm ở một doanh nhân?
Không cần phải đoán. Trong cuốn sách của mình, David đã mô tả một số hành vi của những doanh nhân cừ khôi, nhưng cũng không quên nêu ra những dấu hiệu cảnh báo.
Hãy xem trong số đó có điều gì đúng với bạn:
1. Thiếu sự hòa nhập
2. Đánh giá giá trị thị trường thiếu thực tế
3. Đánh giá đối thủ cạnh tranh thiếu thực tế
4. Đánh giá lợi thế cạnh tranh thiếu thực tế
5. Đánh giá những thách thức trong việc thực hiện thiếu thực tế
6. Đánh giá chi phí thực hiện thiếu thực tế
7. Đánh giá thời điểm thực hiện thiếu thực tế
8. Lập kế hoạch tài chính thiếu thực tế
9. Kỳ vọng giá trị thiếu thực tế
10. Tuyên ngôn cá nhân thiếu thực tế
11. Ý tưởng kinh doanh chính thiếu thực tế
12. Thành tích cá nhân nghèo nàn
13. Thiếu kiến thức về bất động sản
14. Thiếu sự hiểu biết chuyên môn
15. Thiếu tầm nhìn dài hạn
16. Thiếu kiến thức lịch sử về quy mô thị trường
17. Thiếu khả năng lãnh đạo
18. Thiếu kỹ năng truyền thông
19. Đội ngũ quản trị thiếu kỹ năng
20. Thiếu khả năng song hành cùng công ty
21. Thiếu thiện chí chấp nhận lời khuyên hoặc giúp đỡ
22. Thiếu chiến lược thị trường được xem xét cẩn thận
Tất nhiên, bạn có thể nói: “Chờ chút. Tôi không có ý định tìm kiếm nhà đầu tư. Vì vậy, giao tiếp không hiệu quả với các nhà đầu tư tiềm năng không phải là một vấn đề.” Và tất nhiên, bạn cũng có thể sai, giao tiếp với các nhà đầu tư có thể không quan trọng, nhưng giao tiếp với những người như nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp…thì nhất thiết là có. Bất cứ doanh nhân nào thiếu kỹ năng giao tiếp tốt cũng ở thế bất lợi lớn.
Điều tương tự cũng đúng cho cả các vấn đề khác được nêu ra trong danh sách các dấu hiệu cảnh báo của David. Nếu bạn không thể đứng đầu, thì nhân viên của bạn cũng không thể theo sau. Nếu bạn không thể song hành với công ty của bạn, nó cũng không thể phát triển được. Nếu bạn không xác định và thúc đẩy lợi thế cạnh tranh thực sự của công ty, bạn không thể cạnh tranh.
Và dù nếu bạn nghĩ bạn không bao giờ có thể trở thành một nhà đầu tư mạo hiểm, thì bạn đã là một nhà đầu tư rồi đấy, bởi bạn là chủ doanh nghiệp của mình.
Đánh giá về mình và doanh nghiệp của mình từ một góc nhìn khác – đặc biệt từ những gì đã được đúc kết – là điều vô giá bởi nó giúp bạn xác định điểm yếu bạn phải vượt qua và tận dụng tối đa mọi thế mạnh của mình.

Theo Business Insider/Bizlive