Một số từ nghe qua thấy rất “tích cực”, nhưng lại nên tránh trong bản sơ yếu lý lịch (CV) xin việc. Tại sao vậy?
“Trợ lý”, “hỗ trợ”, “đóng góp”
Nhà tuyển dụng sẽ không thể biết được bạn đã làm gì nếu từ ngữ bạn sử dụng quá mơ hồ, chung chung. Những từ như “trợ lý”, “hỗ trợ”, “đóng góp”… có nghĩa tương tự nhau. Chúng chỉ cho thấy bạn có tham gia, “ghé chân” vào dự án chứ chưa hề thực sự bắt tay vào làm bao giờ.
Tốt nhất là hãy viết cụ thể những thành tích của bạn để nhà tuyển dụng thấy bạn làm được gì, hiệu quả công việc ra sao.
“Thành công”
Bạn nghĩ những từ như “thành công”, “hiệu quả” dễ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nhưng bản thân bạn có thật sự làm được như bạn viết. Kinh nghiệm của bạn sẽ nói lên tất cả. Nếu bạn chưa có thành tích nào cho “ra hồn” để “khoe” với nhà tuyển dụng thì thà bạn cứ dùng từ “thất bại” còn hơn. Nhà tuyển dụng thích những ứng viên thật thà và cầu tiến.“Chịu trách nhiệm về…”
Cụm từ này khiến CV của bạn giống như một danh sách giặt ủi. Thay vì liệt kê những công việc của bạn, hãy nhấn mạnh những thành quả bạn đạt được. Hồ sơ của bạn sẽ được đánh giá cao hơn nếu bạn thể hiện rõ những thành quả đó.
Hãy sử dụng những con số để chỉ ra bạn đã có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ tăng trưởng của công ty, giá thành sản phẩm hạ là do đâu, sắp xếp hợp lý và nâng cao năng suất làm việc… Liệt kê số lượng nhân viên bạn từng quản lý, số ngân sách bạn chi ra và lợi tức bạn thu lại cho công ty.
Từ ngữ văn chương và những từ thông thường khác
Đừng tô vẽ cho CV của bạn những lời lẽ hoa mỹ. Hãy cố gắng sử dụng từ ngữ thông minh, có chất lượng và dễ hiểu. Tránh sử dụng những từ ngữ văn chương hoặc từ ngữ quá thô kệch, chúng sẽ biến CV của bạn thành bài văn nhiều cảm xúc hay quá tầm thường.