Nhiều người nhìn vào danh sách những điều nhà tuyển dụng yêu cầu và thậm chí có đến 8 trong số 10 điểm đó, họ vẫn không ứng tuyển. Họ cho rằng mình sẽ sớm bị đánh bật khỏi vòng loại vì những đối thủ “đáng gờm” khác.
Công việc trong mơ là một viễn cảnh mà bất kỳ ứng viên nào cũng muốn vươn tới. Tuy nhiên, cũng như 70% người Mỹ, nhiều ứng viên lo lắng mình không đáp ứng được yêu cầu của công việc, nhất là khi họ không hội tụ đủ những đòi hỏi về năng lực, trình độ, kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Từ sự thiếu tự tin ấy, ứng viên cảm thấy như mình gian lận vì biết rõ không đạt “chuẩn” mà vẫn nộp hồ sơ và cảm thấy áy náy như mình là kẻ gian lận khi được tham gia vào các vòng tuyển dụng.
Những người từng rơi tình trạng này cho rằng, họ có cảm giác như đang lừa dối nhà tuyển dụng, cứ vẽ vời ra mọi thứ để người ta nghĩ rằng bạn thông minh, có đủ năng lực, trình độ công ty yêu cầu nhưng trên thực tế lại không hề đủ. Theo Valerie Young – một chuyên gia tuyển dụng từng nghiên cứu về tình trạng này, đa số ứng viên đều có suy nghĩ sai lệch về quyền của họ. “Rốt cuộc, họ không dám nộp hồ sơ và bỏ qua cơ hội của mình dù đó là công việc thực sự yêu thích”.
Vì thế, trước khi ứng tuyển vào vị trí công việc mơ ước, bạn hãy tìm ra điều gì gây nên cảm giác không an tâm để loại bỏ nó trước đã. Young nêu ra ba yếu tố có thể tác động đến tâm lý ứng viên:
– Có một phần công việc bạn nghĩ rằng bạn sẽ không làm tốt
– Bạn cho rằng, bạn không đủ khả năng giải quyết công việc được giao
– Có điều gì về công ty khiến bạn lo lắng
Nhiều người nhìn vào danh sách những điều nhà tuyển dụng yêu cầu và thậm chí có đến 8 trong số 10 điểm đó, họ vẫn không ứng tuyển. Họ cho rằng mình sẽ sớm bị đánh bật khỏi vòng loại vì những đối thủ “đáng gờm” khác. Tuy nhiên, Young cho rằng: “Tôi từng tuyển dụng nhân sự cho 500 công ty, yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm… luôn đưa ra hàng loạt nhưng bạn chỉ cần có đến 40% trong số đó thôi. Còn lại, bạn có thể học hỏi, tìm hiểu thêm khi đã vào làm”.
Thay vì lo lắng không đủ chuẩn của nhà tuyển dụng và bỏ qua cơ hội, bạn nên nắm bắt và coi như đây là thời cơ để bạn phát triển. Bạn có thể tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia tuyển dụng, học hỏi kiến thức từ các đồng nghiệp, người quen để chuẩn bị cho quá trình ứng tuyển. Thêm vào đó, bạn nên xác định tinh thần sẵn sàng học hỏi và luôn nỗ lực hết sức để hoàn thành công việc được giao.
Theo: DLVN