Sau cuộc sơ tuyển đầu tiên, vòng phỏng vấn tiếp sau sẽ đòi hỏi bạn chuẩn bị kỹ các bước đi, trong đó có việc chọn người phỏng vấn.
Xem xét mục đích
Một số lý do để bạn muốn gặp lại ứng viên (ƯV) như: giới thiệu ƯV đó với các thành viên khác của DN; Hỏi ƯV thêm những câu hỏi khác và muốn biết thêm về họ; So sánh họ với các ƯV khác một lần nữa trong danh sách rút gọn để ra quyết định về “người chiến thắng”; cho ƯV làm thêm các cuộc kiểm tra khác nhau…
Liên hệ lại với ứng viên
Khi bạn liên hệ lại với ƯV, nên xác định xem họ còn quan tâm với công việc dự tuyển đó nữa không. Việc gọi lại cần phải tế nhị, cẩn trọng vì có thể gây ra sự lúng túng ở nơi họ đang làm việc. Việc bố trí thời gian cũng sẽ khó hơn lần đầu vì có thể liên quan tới nhiều người hơn (những người tham gia tuyển dụng hoặc đồng nghiệp, lãnh đạo cấp cao của bạn). Ngoài ra, việc xắp xếp gần nhau các cuộc PV có thể giúp bạn lưu lại những ấn tuợng sâu sắc về ƯV.
Biết những điều cần hỏi
Tìm hiểu sau thêm những điểm mạnh – yếu của ƯV, nên quan tâm tới kế hoạch tương lai và tham vọng của họ: anh/chị có thích hợp với việc thăng tiến công việc trong tương lai không? Nếu bạn chọn người hỗ trợ mình phỏng vấn, nên chọn người có khả năng đem lại những kỹ năng chuyên biệt. Ví dụ như một vị giám đốc sẽ có kinh nghiệm nhiều trong việc đánh giá tổng quát tiềm năng đóng góp của ƯV cho DN.
Lựa chọn giám khảo phỏng vấn
Bạn đồng nghiệp: Họ nắm rõ những gì liên quan tới công việc và biết ƯV nào phù hợp với công việc. Đồng nghiệp có nhu cầu hoạt động gần gũi với nhau, họ sẽ phát hiện ra việc có thể hợp tác với nhau hay không.
Trưởng phòng nhân sự: Họ là những chuyên gia phỏng vấn giỏi trong tổ chức, họ làm việc khách quan và chịu trách nhiệm trong thành công và tổn thất về nhân lực của tổ chức.
Giám đốc: Sự hiện diện của GĐ làm tăng giá trị của NV vừa tuyển vì điều này chứng tỏ việc bổ nhiệm đã được xem xét ở cấp lãnh đạo.
Theo: Lao động/ KNPV