Nhưng thực sự bạn có thể khiến thất bại giúp bạn thành công không? Dưới đây là 5 chiến lược giúp bạn biến thất bại thành thành công theo cách của mình:
Khi Steve Blank xuất hiện trên trang bìa tạp chí Wired magazine 9 năm trước, thì người ta đã kỳ vọng công ty Rocket Science Games của anh sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp trò chơi video. Vào thời điểm đó, Blank đã không để những lời chỉ trích hay hoài nghi làm ảnh hưởng đến mình.
Anh cho biết: “Tôi đã nghĩ mình là một thiên tài”. Ba tháng sau, khi anh gọi điện cho mẹ mình để báo đã thua lỗ 35 triệu đô la tiền vốn của các nhà đầu tư thì anh không còn cảm thấy mình là thiên tài nữa.
Anh chia sẻ: “Tôi đã có nhiều sự lựa chọn trong đó có cả việc tôi có thể từ bỏ việc đang làm. Học từ thất bại đó là một trong những trải nghiệm tốt nhất trong cuộc đời tôi”. Năm 1996, Blank đã sáng lập nên công ty E.piphany, sau này đã kiếm về cho các nhà đầu tư mỗi người 2 tỷ đô la.
Theo Blank, trong 10 năm qua, văn hóa doanh nghiệp ngày càng quen với thất bại. Các doanh nhân đa ngành tại Thung lũng Silicon nhảy từ lĩnh vực kinh doanh thất bại này sang lĩnh vực kinh doanh khác như doanh nhân tỷ phú Richard Branson đã từng công bố rộng rãi về thất bại của họ cũng nhiều như thành công. Blank cho biết mặc dù vậy nhưng chẳng ai thích thất bại cả. Chúng tôi đều khao khát thành công”.
Nhưng thực sự bạn có thể khiến thất bại giúp bạn thành công không? Dưới đây là 5 chiến lược giúp bạn biến thất bại thành thành công theo cách của mình:
1. Gọi thất bại bằng một tên gọi khác
Lần cuối cùng ai đó không có bất cứ kinh nghiệm gì được tuyển vào một vị trí cao trong một công ty là khi nào? Theo Blank thì, đối với các doanh nhân đa ngành thì từ “kinh nghiệm” đơn giản chỉ là một cách diễn đạt khác của từ “thất bại”. Bằng cách coi sự thất bại là một cơ hội để mở rộng kiến thức, bạn đang đóng khung nó trong một luồng sáng tích cực hơn để bạn có thể thêm vào phần tín nghiệm của mình dòng chữ là một doanh nhân dày dạn kinh nghiệm.
2. Coi thất bại như một bước đệm.
Với mỗi thất bại, hãy xác định những việc bạn biết mình làm sai và ý thức mình sẽ không lặp lại các sai lầm lần nữa. Steve Siebold, một chuyên gia tư vấn tại Palm Beach, bang Florida, người hiện đang hợp tác với các công ty và doanh nhân về sự dẻo dai về tinh thần và tư duy phê phán cho rằng điều này sẽ giúp bạn tiến một bước gần hơn tới thành công.
Siebold, tác giả cuốn sách How Rich People Think (do nxb London House Press phát hành năm 2010) sau ba thập kỷ phỏng vấn các doanh nhân đã kết luận lại rằng:”Tôi chưa bao giờ nghe doanh nhân triệu phú nào nói rằng họ thành công ngay từ lần đầu tiên khởi nghiệp. Họ càng lớn mạnh thì lại càng hay thất bại nhiều trong quá khứ”.
3. Không bao giờ thất bại một mình.
Các doanh nhân giống như những người mở đường. Nhưng nếu mắc lỗi một mình bạn sẽ phải mất một khoảng thời gian khó khăn để nhận biết mình thất bại ở khâu nào. Có một đối tác bạn tin cậy và tôn trọng có thể chuyển mọi thất bại thành cơ hội hợp tác. Karl Baehr, giám đốc kinh doanh và chuyên gia nghiên cứu về doanh nhân tại trường cao đẳng Emerson, một trường cao đẳng tư chuyên đào tạo trong bốn năm chuyên về truyền thông và nghệ thuật có trụ sở tại Boston cho rằng: “Một đối tác tốt có thể giúp bạn quyết định không nên làm lại việc gì nữa”.
4. Đừng che giấu thất bại của mình.
Hãy tự hào rằng bạn đã đủ dũng cảm để mạo hiểm ngay từ đầu. Bằng cách thẳng thắn nói về sai lầm của mình, bạn đã mở rộng bản thân để học hỏi từ những người khác.
Walter Hailey, chuyên gia cố vấn của Baehr, người có công ty bảo hiểm Lone Star Life Insurance, giờ là thành viên của công ty bảo hiểm Kmart từng dành hàng giờ đi bộ từ 5 giờ sáng hàng ngày với một nhóm bạn thân để nói chuyện về các ý tưởng, thành công và thất bại. Baehr cho biết: “Đến lúc trở về nhà là họ đã có các giải pháp. Họ có kế hoạch cho cả ngày hôm đó”.
5. Xác định lại những điều bạn muốn
Siebold, người đã ra mắt 5 doanh nghiệp liên tiếp không thành công trước khi mở công ty tư vấn hiện nay cho rằng: “Hãy xem lại và tập trung trở lại vào lý do tại sao lúc đầu bạn lại bước vào công việc kinh doanh. Hãy tìm kiếm những động lực về mặt cảm xúc của bạn. Chúng ta đều là những kẻ nhiều cảm xúc. Tính logic sẽ chẳng thể tạo động lực cho chúng ta”. Đối với Siebold, động lực đó là một ngày kia sẽ trở thành một triệu phú, một mục tiêu anh đã đạt được từ năm 31 tuổi. Anh nhận định: “Hầu hết mọi người đều chỉ quyết định bằng nửa trái tim rằng họ muốn rất nhiều thứ. Bạn phải xác định rõ ràng mình muốn gì. Câu hỏi đặt ra là: Bạn muốn nó đến mức nào?”
Theo Entrepreneur