Viết sơ yếu lý lịch ấn tượng không khó như bạn nghĩ

Khi nhà tuyển dụng và bạn chưa gặp nhau, sơ yếu lý lịch chính là cơ hội duy nhất và hữu hiệu nhất để bạn “tiếp thị” hình ảnh của mình đến với họ. Vậy làm thế nào để CV của bạn có thể dễ dàng lọt vào “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng?
Dưới đây là một số lưu ý nhỏ để có được một bản sơ yếu lí lịch ấn tượng đối với nhà tuyển dụng: 
1. Hãy viết một bản Sơ yếu lý lịch dễ nhìn, dễ hiểu và phù hợp với nhà tuyển dụng
Tờ sơ yếu lý lịch thường được xem xét đầu tiên bởi nhà tuyển dụng khi nhận hồ sơ của một người xin việc. Vì vậy, bạn có được mời đi phỏng vấn hay không phụ thuộc vào việc nhà tuyển dụng có bị bản sơ yếu lý lịch của bạn thu hút hay không. Từ đó, hãy tạo cho mình một bản sơ yếu gọn gàng, khoa học nhất, làm nổi bật được điểm mạnh của bản thân và thực sự sáng tạo. Hãy chứng tỏ rằng bạn là một người đầy nhiệt huyết đối với công ty và vị trí mà họ đang cần.
Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là bạn phải làm thế nào để thể hiện một cách rõ ràng kinh nghiệm làm việc của bản thân, các kỹ năng cũng như hồ sơ cá nhân.
Nếu bạn chưa đọc về điều này thì có thể tham khảo bài viết trước đây:
Cách viết sơ yếu lý lịch (tóm tắt 3 điểm chính)
2. Hãy viết về tất cả kinh nghiệm làm việc của bạn
Bạn hãy ghi tất cả những doanh nghiệp nơi bạn đã có kinh nghiệm làm việc. Nếu bạn là sinh viên, bạn có thể viết về kinh nghiệm làm thêm nhưng nếu bạn đã đi làm chính thức thì về cơ bản, không cần thiết phải ghi những kinh nghiệm làm thêm này.
Trong trường hợp, công ty mà bạn từng làm việc có sự thay đổi về tên, hoặc liên doanh với công ty khác như mua lại và sáp nhập v.v.. thì bạn cũng không cần phải ghi thành 2 mục riêng. Chỉ cần ghi chú sự thay đổi này là đủ.
3. Hãy liệt kê nội dung công việc cũng như một vài thông tin về công ty
Thông thường, khi bạn tham khảo các bản Sơ yếu lý lịch khác, bạn sẽ thấy có rất nhiều người không ghi thông tin về những công ty mà họ đã có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, điều này cũng là một sự thiếu sót, bạn nên viết thêm một vài thông tin như lĩnh vực hoạt động, quy mô,… của công ty đó.

Ví dụ về cách ghi nội dung công việc:
* Nội dung công việc:
Công ty cổ phần XYZ
Số lượng nhân viên: 50 người
Vốn đầu tư: 1 tỉ VND
Doanh thu: không công khai
Hình thức: nhân viên chính thức
Chức vụ: trưởng phòng
Nội dung công việc: 
– Buôn bán bất động sản, quản lý bất động sản, cho vay bất động sản.
– Tư vấn bất động sản và nghiệp vụ đại lý bảo hiểm tổn thất.
4. Hãy viết tóm tắt những kinh nghiệm làm việc của bạn
Để nhà tuyển dụng có thể hiểu và nắm bắt được kinh nghiệm làm việc của bạn nhanh nhất, hãy ghi lại một cách tóm tắt những công việc bạn đã làm đối với mỗi nơi mà bạn đã từng làm việc. Trong trường hợp thăng chức hay có sự di chuyển về nhân sự, bạn hãy kết hợp lại để ghi.
Ví dụ về việc ghi tóm tắt kinh nghiệm làm việc:
* Tóm tắt kinh nghiệm làm việc:
Loại công việc: Nhân sự
Tóm tắt kinh nghiệm làm việc: Được tuyển dụng vào công ty ngay sau khi ra trường và phụ trách về mặt nhân sự nói chung. Sau 3 năm, thăng chức lên trưởng phòng nhân sự, phụ trách, quản lý 3 nhân viên cấp dưới và thực hiện nhiệm vụ xây dựng chế độ nhân sự.
Những hướng dẫn để viết lý lịch của chúng tôi sẽ chỉ cho bạn mọi điều cần biết để tạo ra một bản sơ yếu lý lịch thành công.
Thông tin cá nhân
Bạn không cần viết chữ “Bản sơ yếu lý lịch” ở ngay đầu tờ giấy – nó đã rất rõ ràng rằng nó là cái gì rồi! Hãy viết tên bạn ở ngay trên đầu và cỡ chữ to hơn những phần còn lại trong bản lý lịch để nó nổi bật hơn hẳn. Dưới đó, tất cả những gì bạn cần ghi là địa chỉ (và khoa chủ quản nếu bạn vẫn còn đang học ở trường đại học) và thông tin liên lạc. Đừng ghi một địa chỉ email lạ thường như – [email protected] bởi nó không có vẻ chuyên nghiệp.
Mục tiêu trong công việc/Trình bày thông tin cá nhân
Điều này không bắt buộc nhưng nếu bạn ghi vào, hãy chắc chắn rằng nó không mập mờ hoặc chung chung (ba hay bốn dòng là nhiều nhất). Thể hiện mục tiêu trong công việc và có thể là hai hay ba điểm mạnh và những ưu điểm đã được phát triển trong môi trường nào. Phần này nên được biến đổi để thích hợp với vị trí mà bạn đang xin vào công ty. Dù sao để tiết kiệm diện tích, mục này bạn có thể gửi kèm với thư giải thích đi cùng.
Giáo dục và bằng cấp
Hãy bắt đầu với việc học gần đây nhất của bạn – chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đại học. Bằng tốt nghiệp đại học sẽ hấp dẫn các nhà tuyển dụng hơn là bạn đã làm được những gì ở trường vì vậy hãy dành nhiều khoảng trống cho điều này. Ghi cả ngày tháng, tên trường, tên bằng ví dụ Cử nhân Tiếng Anh và số điểm bạn nghĩ mình sẽ đạt được hoặc đã đạt được.
Chúng tôi cũng khuyên rằng bạn nên ghi thêm bất cứ điều gì mà bạn đã học có liên quan tới công việc mà bạn đang ứng tuyển thêm vào các luận văn, luận án nghiên cứu hoặc các dự án trong công việc của bạn. Thời gian ở nước ngoài hay những vị trí công việc từng đảm nhiệm cũng như những khoá học lấy chứng chỉ của bạn cũng nên được đề cập.
Việc học ở trường, bao gồm ngày tháng, tên trường và bằng cấp khá hay những bằng cấp tương đương đi cùng với điểm số cụ thể. Trừ phi nó thật đặc biệt, còn bình thường thì bạn không cần thiết phải liệt kê tất cả những gì bạn đã học ở trường trung học hay những gì tương tự như vậy. Số lượng những môn bạn đã học xong là đủ nhưng cũng nên nêu rõ điểm bạn có được ở môn Toán và môn Tiếng Anh.
Kinh nghiệm làm việc
Mục kinh nghiệm làm việc trong bản lý lịch của bạn là nơi nhà tuyển dụng tập trung sự chú ý nhiều nhất. Bạn phải nêu cả thời gian làm việc, chức danh công việc mà bạn đã làm và tên của nhà tuyển dụng. Những đơn xin việc cấp quốc tế, phải trích dẫn thêm đất nước nơi bạn đã được tuyển dụng.
Những nhà tuyển dụng rất thực tế về việc các sinh viên bây giờ hầu như đều đi làm thêm và có những công việc trong kỳ nghỉ hè, không có liên quan gì tới công việc mà họ muốn theo đuổi. Dù sao, họ cũng vẫn mong bạn thể hiện trách nhiệm và những kỹ năng bạn có được ngoài kinh nghiệm trong nghề của bạn. Cách thông dụng nhất để thể hiện kinh nghiệm trong công việc là làm theo trình tự đảo ngược về thời gian (gần nhất trước). Dù sao, nếu bạn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn đang xin tuyển dụng như là thực tập viên cho một công ty, bạn có thể ghi điều này đầu tiên dưới một mục riêng như là “Kinh nghiệm liên quan tới công việc” và liệt kê một vài công việc liên quan khác ở dưới “Những kinh nghiệm làm việc khác”. Điều này ngay lập tức thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn có năng lực về kiến thức trong lĩnh vực đó và có kinh nghiệm trong môi trường làm việc đó.
Đừng thất vọng nếu bạn không nằm trong trường hợp này. Hàng ngàn ứng viên không có những kinh nghiệm quý báu đó nhưng họ vẫn có được vị trí họ muốn bởi họ tận dụng được những kinh nghiệm mà họ đã có. Nhớ rằng, những nhà tuyển dụng tìm kiếm những kỹ năng bạn đã sử dụng và phát triển chúng, và đặc biệt hơn họ tìm ra những mối liên hệ giữa kinh nghiệm của bạn và những kỹ nang và yêu cầu trong công việc. Dưới đây là một vài điều có thể giúp bạn:
Hướng bản lý lịch của bạn tới những yêu cầu cụ thể trong quảng cáo của nhà tuyển dụng.
Đọc qua những thuật ngữ được sử dụng và những kỹ năng được đề cập trong mẩu quảng cáo và chỗ thích hợp để sử dụng những từ này trong bản lý lịch của bạn.
Rút lại những lời khẳng định của bạn Tránh viết những nội dung nhàm chán; nếu bạn có kỹ năng giao tiếp tốt hãy thể hiện bạn đã sử dụng chúng hiệu quả như thế nào để đạt được những điều gì rồi.
Nói về những điều bạn đã đóng góp
Thay vì chỉ liệt kê những việc bạn đã làm, hãy nghĩ về cách giúp bạn thể hiện sự thành công trong một vai trò cụ thể nào đó. Đề cập tới những thành tựu bạn đã đạt được trong công việc và kết quả rõ ràng nào bạn đã tạo ra (dùng những từ ngữ hữu hình nếu có thể). Ví dụ, thay vì bạn viết “thiết kế website cho công ty”, bạn có thể nói “thiết kế website cho công ty, điều này tăng tổng sản phẩm bán ra của công ty lên 50%”.
Khi nói về trách nhiệm trong công việc, tránh tạo ra sự đơn điệu trong bản lý lịch và hãy sử dụng những động từ hành động và những kỹ năng.
Kinh nghiệm chuyên môn
Liệt kê bất cứ kinh nghiệm chuyên môn nào và những bằng cấp liên quan tới công việc dưới một mục riêng được thiết kế đặc biệt. Ví dụ, những nhà nghiên cứu có thể đưa ra mục “Nghiên cứu” hoặc “Những điều thú vị trong nghiên cứu”, và những ai đã làm việc ở nước ngoài có thể chọn thêm mục có tựa đề “Kinh nghiệm nghiên cứu ở nước ngoài”. Giáo viên có thể thêm mục “Kinh nghiệm giảng dạy”, “Giảng dạy ở nước ngoài”, hoặc “Diễn giảng và thuyết trình”; trong khi đó, các bác sĩ có thể thêm mục “Phục vụ cộng đồng” hay “Khả năng khám chữa bệnh”.
Các hoạt động / Sở thích / Địa vị, trách nhiệm trong công việc
Đây là những mục liên quan cần thêm vào bởi chúng thể hiện bạn có động lực để theo đuổi những hoạt động khác và bạn là một con người toàn diện. Địa vị, trách nhiệm và thành tựu có thể từ những hoạt động ngoại khoá, ví dụ, những vị trí quan trọng trong Hội đồng Sinh viên, tổ chức sự kiện trong cộng động hoặc câu lạc bộ thể thao, người đứng đầu một tổ chức gây quỹ từ thiện ở trường. Nói ra các sở thích của bạn không có nghĩa là chỉ viết ra một danh sách. Hãy cố gắng chỉ ra tầm quan trọng của bạn và những điều bạn đã đạt được từ hoạt động đó.
Thông tin phụ thêm
Ngoại ngữ
Nếu bạn xin việc ở nước ngoài vậy bạn nên thể hiện khả năng ngôn ngữ của bạn ở tiếng mẹ đẻ và bất cứ ngoại ngữ nào khác bạn biết và đi kèm với mức độ thành thạo của bạn.
Những kỹ năng
Những kỹ năng trong mục này bao gồm bất cứ kỹ năng nghề nghiệp nào chưa xuất hiện ở những phần trước trong bản lý lịch, ví dụ, kỹ năng xử lý thông tin và bằng lái xe. Đối với kỹ năng xử lý thông tin, liệt kê những phần mềm và ứng dụng mà bạn có thể sử dụng và mức độ am hiểu của bạn đối với từng phần. Bất cứ chứng chỉ nào bạn có như cấp cứu hay an toàn sức khoẻ chẳng hạn cũng nên được liệt kê trong mục này.
Hội thảo, hội nghị
Nếu nó có liên quan tới công việc bạn đang xin vào làm, bạn có thể đề cập tới bất cứ hội thảo, hội nghị hay hội nghị chuyên đề nào bạn từng tham gia. Đưa ra tên hội nghị, ngày tháng, địa điểm và người tổ chức.

Giấy giới thiệu
Nếu bạn không có chỗ trống nào trong bản lý lịch, một giấy giới thiệu theo yêu cầu có thể được chấp nhận. Nếu bạn không còn chỗ, sẽ là bình thường khi đưa ra chi tiết về hai người chứng nhận: một người giảng dạy bạn và một người từng tuyên dụng bạn. Đưa ra tên, vị trí, địa vị, số điện thoại và địa chỉ email. Hãy hỏi xin sự đồng ý của họ trước và nhớ cho họ biết mong muốn trong công việc cũng như những thành tựu của bạn.
Bí quyết viết sơ yếu lí lịch ấn tượng
Theo một cuộc thăm dò của trang CareerBuilder.com, 25% nhà quản lý nhân sự cho biết họ nhận được trung bình 75 hồ sơ cho một vị trí tuyển dụng, và họ chỉ dành 1-2 phút để lướt qua từng bộ hồ sơ.
Họ cũng cho biết chỉ quan tâm đến ứng viên có sơ yếu lí lịch thật ấn tượng. Vậy làm thế nào để có một sơ yếu lí lịch như thế?
Susan Briton Whitcomb, tác giả sách “Ma thuật hồ sơ xin việc”, đã chỉ ra 10 bí quyết sau:
1. Tìm hiểu người đọc của mình trước khi bắt đầu viết sơ yếu lí lịch, xem họ đang tìm kiếm những kĩ năng, khả năng gì ở ứng viên? Xu hướng hoạt động hiện nay của công ty? Họ đang đứng trước những cơ hội nào cũng như những vấn đề cần tháo gỡ? Bạn có thể giúp ích cho họ ở những dự án nào?… Tất cả những hiểu biết đó sẽ là tiền đề để bạn viết một sơ yếu lí lịch phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của công ty.
2. Nhấn mạnh những từ khóa quan trọng trong sơ yếu lí lịch – đó là những từ miêu tả nền tảng kiến thức, kĩ năng bạn có; trường đại học danh tiếng đã theo học, bằng cấp, kinh nghiệm bạn đạt được… Tất cả sẽ khiến nhà tuyển dụng nhớ đến bạn như một ứng viên “chất lượng”.
3. Để biết đâu sẽ là những từ khóa đáng giá, hãy xem các mẩu đăng tuyển việc làm trên mạng hoặc trên báo, đọc kỹ phần mô tả công việc, tìm hiểu trên website riêng của công ty; đọc các tạp chí thương mại hay hoặc tìm hiểu thông tin từ những người trong mạng lưới quan hệ của bạn…
4. Đặt thông tin then chốt ở vị trí trung tâm của trang giấy. Hãy liên kết những từ khóa trong phần mô tả tổng quát, trình độ học vấn, kinh nghiệm nghề nghiệp cũng như trong cả thư xin việc đính kèm.
5. Đừng vì mong muốn được nhà tuyển dụng chú ý mà lặp lại những từ khóa không đáng giá. Ví dụ, bạn lặp lại tới 9 lần từ “quản lí dự án” trong suốt hồ sơ của mình trong khi thực tế bạn có ít kinh nghiệm về lĩnh vực này. Hãy tránh điều đó.
6. Khi viết phần mô tả bản thân, hãy cố gắng viết đoạn văn ngắn gọn, khoảng 5 – 7 dòng, tránh viết dài dòng và những câu dư thừa. Đặc biệt hãy nhấn mạnh tới tính cách, kĩ năng có thể áp dụng ở nhiều lĩnh vực mà bạn có. Và nhớ “tô màu” những thành công của bạn.
7. Nếu bạn viết một sơ yếu lí lịch cho công việc đòi hỏi nhiều kĩ năng chuyên ngành, hãy khái quát thành 3 – 5 mảng kĩ năng và đặt tiêu đề cho từng mảng đó. Sau đó viết 2, 3 câu cho từng tiêu đề, đi kèm là những thành tựu và kinh nghiệm liên quan. Sắp xếp và trình bày rõ ràng, logic sẽ giúp nhà tuyển dụng tiện theo dõi hơn.
8. Người mới tốt nghiệp với kinh nghiệm còn hạn chế nên đặt phần trình độ học vấn lên trước và phần kinh nghiệm ở sau. Ngoài ra, hãy nhấn mạnh tới những phẩm chất của bản thân phù hợp với công việc.
9. Với từng mục, bạn nên trình bày theo kiểu gạch đầu dòng hoặc lập bảng 2 cột để so sánh khả năng, kĩ năng của bạn phù hợp với nhà tuyển dụng ra sao. Trình bày như vậy vừa tiết kiệm khoảng không vừa dễ nhìn hơn là một trang giấy dày đặc chữ.
10. Hãy suy nghĩ như một người viết bài quảng cáo khi viết sơ yếu lí lịch của mình: ngắn gọn, súc tích nhưng đầy đủ thông tin cần thiết và sáng tạo khiến người đọc có mong muốn được gặp bạn trực tiếp.
Bản sơ yếu lý lịch hết sức quan trọng trên đường tìm việc của bạn. 4 kỹ năng sau sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn bản sơ yếu lý lịch
1. Nghĩ về mục tiêu của nhà tuyển dụng – Một bản sơ yếu lý lịch thì không nhiều hơn một quảng cáo. Bạn đang cố gắng “bán” gì? Chính bạn! Cho nên, khi bạn đang “tân trang” lại sơ yếu lý lịch thì điều đầu tiên bạn nên làm là chắc chắn rằng mỗi bản sơ yếu lý lịch bạn gửi đều phải tùy biến theo vị trí và yêu cầu của công ty bạn.
2. Hãy chắc rằng bản sơ yếu lý lịch của bạn đúng mẫu – Có 2 loại sơ yếu lý lịch: theo trình tự thời gian hoặc phân tích kỹ vài kỹ năng nào đó. Trong khi tất cả mọi người thông thuộc với những sơ yếu lý lịch theo trình tự thời gian, cái bao gồm những bằng cấp, khả năng được liệt kê bởi những ông chủ trong quá khứ, bạn cũng nên tìm hiểu thử hình thức sơ yếu lý lịch thứ 2.
Những sơ yếu lý lịch theo trình tự thời gian thích hợp với những người có thành tích kinh nghiệm hoặc nhân thân đúng với tiêu chuẩn nghề nghiệp đòi hỏi. Sơ yếu lý lịch phân tích kỹ năng thì thích hợp với những khả năng bạn có, nhiều hơn lịch sử công việc của bạn, phù hợp cho những ai muốn thay đổi công việc mới.Vấn đề chính bạn đặt ra ở đây là những kỹ năng và thế mạnh của bạn.
3. Tập trung hoàn thành công việc hơn chỉ là những bổn phận công việc – Thật quan trọng khi dùng bản sơ yếu lý lịch để chứng minh bạn có thể có lợi như thế nào cho công ty, đồng thời cũng cho thấy bạn cũng có “được” gì khi công việc này.
4. Cho thêm vào một số dữ liệu “đặc biệt” – Một số người có thể nói rằng họ đã thành công trong công việc, nhưng ít ai có những con số photo để dự phòng những thành công của họ. Bạn hãy photo lại những giấy tờ chứng minh những thành tích của bạn qua các con số như điểm học phần, điểm tốt nghiệp… – sẽ làm bạn nổi bật giữa đám đông.
Viết sơ yếu lý lịch kiểu mới 
Mọi thứ đều có thể thay đổi vì vậy phong cách viết CV cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nếu có nền tảng kĩ năng, kinh nghiệm làm việc nhưng CV không ấn tượng, cơ hội xin việc sẽ bị hạn chế. Do đó cần thích nghi CV của mình trong từng giai đoạn.
Dưới đây là một số nguyên tắc viết sơ yếu lí lịch kiểu mới bạn có thể áp dụng:
– Trong phần đầu của sơ yếu lí lịch, hãy viết vài câu khái quát về sự nghiệp của bạn. Tránh viết về mong muốn của bản thân như được cống hiến cho công ty, nâng cao kĩ năng… Nhà tuyển dụng không quan tâm tới điều đó, họ chỉ muốn biết khả năng của bạn có thể đem lại lợi ích cho công ty ra sao.
– Hãy sáng tạo một sơ yếu lí lịch bắt mắt để hấp dẫn nhà tuyển dụng. Mike Early, phó quản lí bộ phận nhân lực của MyWire, một trang web về truyền thông, cho biết: “Tôi không có thời gian để đọc chi tiết từng bộ hồ sơ và tìm ra những thông tin quan trọng. Chúng cần được trình bày nổi bật.” Early cũng cho biết thêm một sơ yếu lí lịch được trình bày theo từng phần, gạch đầu dòng từng ý trong mỗi phần vẫn là kiểu sơ yếu phổ biến và hiệu quả nhất. Lưu ý, trình bày thoáng với khoảng trắng phân bố hợp lí để hồ sơ trông sạch sẽ và hấp dẫn. Tuyệt đối tránh viết những đoạn văn dài cả trang giấy, kể lể dài dòng.
– Không phải chỉ với một kiểu sơ yếu lí lịch, bạn có thể gửi tới nhiều công ty khác nhau với vị trí và lĩnh vực khác nhau. Tùy từng đặc điểm tuyển dụng, bạn thể hiện phong cách sơ yếu lí lịch thích hợp. Ví dụ, nếu một công ty đòi hỏi kinh nghiệm, bạn nên đặt phần kinh nghiệm lên trước. Hoặc công ty chú trọng tới kĩ năng, bạn nên chuyển phần kĩ năng lên trước phần kinh nghiệm, bằng cấp. Ngày nay, với sự hỗ trợ của máy tính, bạn có thể thực hiện các thao tác đó nhanh chóng và dễ dàng. Do đó, đừng lười biếng gửi tới hàng loạt công ty với cùng một phong cách sơ yếu lí lịch.
– Nếu bạn cần nhiều không gian để thể hiện hết khả năng của mình, hãy viết sơ yếu lí lịch dài 2 – 3 trang. Đừng vì sợ dài dòng mà gói gọn mọi thứ trong 1 trang. Jack Williams, phụ trách tuyển dụng cho công ty Staffing Technologies, nói: “ Không có người nào tài năng với hơn 5 năm kinh nghiệm lại tổng kết tất cả chỉ trong 1 trang giấy”.
– Xin việc cũng giống như bạn đang bán hàng, rao bán khả năng làm việc của mình. Và cách tốt nhất để rao bán bản thân thành công là thông qua số lượng thành công của bạn. Early đưa ra lời khuyên: “ Khi mô tả những công việc bạn từng làm, hãyđính kèm cả những thành công đạt được.” Ví dụ, nếu bạn từng làm quản lí văn phòng, đừng chỉ đơn giản viết rằng “ quản lí nhân viên” mà hãy liệt kê cả kết quả thực tế như “ làm giảm một phần ba chi phí quản lí của văn phòng”. Leslie Sokol, đồng tác giả cuốn sách: “ Suy nghĩ tự tin và tự tin”, cho biết: “ Đã qua rồi cái thời chỉ cần liệt kê công việc và trách nhiệm”.
– Bao gồm đường linh tới website của các công ty bạn từng làm việc trong sơ yếu lí lịch của mình và nếu có thể, hãy mô tả ngắn gọn về từng công ty. Williams cho biết: “ Ít người làm việc này nhưng nó có thể mang lại phản hồi tốt bởi nhiều nhà tuyển dụng muốn biết công ty khác hoạt động ra sao và vị trí trước của bạn là gì.” Do đó, đừng vội mặc định rằng nhà tuyển dụng đã biết tới công ty cũ của bạn hoặc họ không cần phải biết.
– Bạn có thể đính kèm cả địa chỉ ở các trang mạng xã hội của mình như facebook, tất nhiên nó phải thể hiện một hình ảnh chuyên nghiệp về bạn và cập nhật thường xuyên thông tin nghề nghiệp. Tránh bao gồm các mạng xã hội lỗi thời hoặc có thông tin mang tính đời sống cá nhân.

Theo PNN