Người ta tự tin dự đoán nền kinh tế cũng như chính trị thế giới sẽ bùng nổ với sự trợ giúp của công nghệ thông tin. Tuy nhiên, điều đó có xảy ra?
Hãy nhớ lại thời kỳ năm 2000, sau khi sự cố Y2K được giải quyết và không gây nên hậu quả nghiệm trọng, internet bùng nổ. Khi đó, việc tìm thấy thông tin trên mạng internet trở nên kỳ diệu. Người ta tự tin dự đoán nền kinh tế cũng như chính trị thế giới sẽ bùng nổ với sự trợ giúp của công nghệ thông tin.
Jack Welch – cựu CEO của General Electric (GE) – thậm chí đã cho rằng Internet là sự kiện quan trong nhất đối với nước Mỹ kể từ cuộc Cách mạng công nghiệp. Bao gồm các quốc gia có mức độ công nghiệp hóa cao nhất, nhóm G8 có cuộc họp tại Okinawa vào năm 2000 và tuyên bố rằng “Công nghệ thông tin (IT) đã nhanh chóng trở thành bộ máy tăng trưởng không thể thiếu của kinh tế toàn cầu… Những cơ hội khổng lồ đang chờ chúng ta nắm bắt”. Trong bản báo cáo năm 2000, ban cố vấn kinh tế của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng cho rằng thế giới đang bước vào nền kinh tế mới có thể mở ra thời kỳ tăng trưởng vượt bậc và bền vững chưa từng có trong lịch sử.
Dẫu vậy, có vẻ như mọi thứ đã không diễn ra theo con đường ấy. Trên thực tế, nếu như 10 năm vừa qua biểu đạt điều gì đó, có vẻ như suy nghĩ cho rằng bất cứ sáng kiến nào cũng có thể mang đến thời kỳ tăng trưởng như vũ bão hoàn toàn là một sai lầm.
Một phần nguyên nhân dẫn đến điều này cũng là do rất nhiều nghiên cứu cổ vũ mối quan hệ giữa Internet và tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào các dữ liệu không chính xác và giả thiết mơ hồ. Năm 1999, Cục dự trữ liên bang Mỹ chi nhánh Cleveland công bố một nghiên cứu, trong đó có đoạn: ít nhất thì tỷ lệ dân số được tiếp cận với Internet cũng có mối tương quan với các nhân tố giúp giải thích tốc độ tăng trưởng trung bình. Kết luận này được đưa ra sau khi tìm thấy hệ số tương quan dương giữa số người dùng Internet ở một nước trong năm 1999 với tăng trưởng GDP trong giai đoạn 1974 – 1992. Thông thường, hệ quả (tăng trưởng GDP) phải diễn ra sau nguyên nhân (số người dùng Internet).
Trong nỗ lực cố gắng bảo vệ Fed, các nhà nghiên cứu tại World Bank mới đây cũng cố gắng lặp lại “thủ thuật” tương tự. Họ ước tính rằng ở một đất nước, băng thông rộng tăng thêm 10% có nghĩa là tốc độ tăng trưởng sẽ tăng khoảng 1,4 điểm phần trăm. Kết luận được đưa ra dựa trên các số liệu về tăng trưởng kinh tế và băng thông rộng trong thời kỳ 1980 – 2006. Cứ cho là băng thông rộng đã phát triển mạnh trong thời kỳ chuyển giao giữa hai thiên niên kỷ, kết luận đáng hoan nghênh nhất ở đây là các quốc gia đã tăng trưởng mạnh hơn trong thời kỳ này và có thể triển khai băng thông rộng nhanh hơn.
Những cải tiến trong lĩnh vực công nghệ thông tin gần như đã cạn kiệt kể từ năm 2000. Youtube được thành lập năm 2005, và Facebook mới chỉ hơn một tuổi. Chương trình quản lý quan hệ khách hàng Salesforce.com (CRM) – giải pháp điện toán đám mây đầu tiên dành cho doanh nghiệp – cũng mới xuất hiện. Và, hiện nay có khoảng 130 triệu smartphone trên khắp nước Mỹ. Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, hoạt động bán lẻ thông qua thương mại điện tử ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, tăng từ mức 2% tổng bán lẻ trong năm 2003 lên hơn 6% tính đến quý IV/2012.
Mặc dù mảng công nghệ thông tin không có nhiều sáng kiến, chúng ta vẫn có thể nhận thấy một vài dấu hiệu của thời kỳ “tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững chưa từng có trong lịch sử”. Tăng trưởng GDP của Mỹ trong những năm 1990 chỉ nhỉnh hơn một chút so với thời kỳ những năm 1980. Tuy nhiên, GDP sụt giảm mạnh (từ mức trung bình 3% xuống chỉ còn 1,7%) trong giai đoạn 2000 – 2009. Robert Gordon – chuyên gia kinh tế đến từ ĐH Northwestern – đã chỉ ra rằng tăng trưởng năng suất của lao động Mỹ đã tăng nhẹ trong giai đoạn 1972 – 1996 nhưng sụt giảm mạnh trong thời kỳ 2004 – 2012.
Một phần nguyên nhân dẫn đến năng suất tăng mạnh là do hiệu quả mà IT mang lại. Một phần khác là nhờ những khoản đầu tư lớn vào máy tính và hệ thống mạng bao phủ nền kinh tế. Tuy nhiên, kể cả ở thời kỳ bùng nổ nhất, người ta vẫn gần như không thể nhận thấy hiệu ứng lan tỏa trên toàn cầu.
Ở Mỹ, đầu tư vào Internet chỉ tạo hiệu ứng tăng lương và tăng việc làm ở 6% số bang. Đây là những nơi vốn đã có thu nhập cao, đông dân cư, lao động có tay nghề cao và tập trung vào IT.
Theo Trí Thức Trẻ/Businessweek