Nhà đầu tư Thái vung vẩy đồng Baht

Chưa biết dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội (Bình Định) do Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (đóng góp 5 tỷ USD/27 tỷ USD vốn đầu tư dự án) hiệu quả sẽ đi đến đâu, nhưng trước mắt đã tạo “tiếng vang” cho đầu tư Thái Lan tại Việt Nam.
Chính sách đồng Baht Thái mạnh đang tạo cơ hội cho các nhà đầu tư Thái mở rộng đầu tư, mua bán và sáp nhập với các doanh nghiệp Việt Nam.
Tìm khoảng trống ở Việt Nam
Từ đầu năm đến nay, khá nhiều thương hiệu nhà hàng nổi tiếng của Thái như S&P Restaurant, Shabushi (thuộc Oishi Group Public Co., Ltd) và Black Canyon công bố kế hoạch “lấn sân” thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam.
Don. T, một doanh nhân người Thái, đến Việt Nam từ năm 2006, sau khi mở nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn Thái ở trung tâm quận 1, Tp.HCM, đã làm đại diện cho một thương hiệu spa nổi tiếng của Thái tại Việt Nam.
Don cho biết, spa đầu tiên của công ty anh đang hoạt động tại một khách sạn 5 sao ở Tp.HCM và Don đang tìm kiếm thêm địa điểm kinh doanh spa.
Khi mới bắt đầu khoản đầu tư, điều khiến Don lo ngại là rất khó để tìm hiểu thông tin về quy mô của thị trường trong chính lĩnh vực mình đầu tư, thêm nữa là những khoản chi phí cần thiết, rồi thủ tục đầu tư…
Nói về đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam, ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, cho rằng, tuy không nổi bật như các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore nhưng Thái Lan khá mạnh trong một số lĩnh vực như: nông nghiệp, vật liệu xây dựng; trong khi đó, một số nhà đầu tư Thái không quên phát triển các chuỗi phân phối hàng hóa đến từ Thái Lan.
Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, Don lấy làm lạc quan khi cho rằng, ở Thái, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe phát triển cách đây nhiều năm, thị trường đã không còn nhiều khoảng trống để mở rộng hay cho người mới nhảy vào.
Trong khi, tiềm năng thị trường Việt Nam còn lớn, vấn đề là nhà đầu tư (nhà đầu tư) biết đưa ra mức giá hợp lý và chất lượng dịch vụ tốt thì kết quả kinh doanh dài hạn sẽ không thành vấn đề.
Don cũng nói thêm, nếu không kể ngành tiêu dùng nhanh (FMCG), việc mở cửa hàng cà phê, ăn uống và làm đẹp là hai mảng khiến nhà đầu tư cảm thấy “thú vị” ở các đô thị lớn như Hà Nội hay Tp.HCM.
Dưới cảm nhận của một nhà đầu tư Thái, Don không sai vì từ đầu năm 2013 đến nay, khá nhiều thương hiệu nhà hàng nổi tiếng của Thái công bố kế hoạch “lấn át sân” thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam. Cụ thể như S&P Restaurant, Shabushi (thuộc Oishi Group Public Co., Ltd) và Black Canyon đang muốn mở cửa hàng tại Việt Nam.
Nói về đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam, ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, cho rằng, tuy không nổi bật như các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore nhưng Thái Lan khá mạnh trong một số lĩnh vực như: nông nghiệp, vật liệu xây dựng; trong khi đó, một số nhà đầu tư Thái không quên phát triển các chuỗi phân phối hàng hóa đến từ Thái Lan.
Mua ồ ạt và chiến lược “thị trường chung”
Đồng Baht đã tăng 6% so với đồng USD kể từ đầu năm và nhiều nhà kinh tế dự đoán đà tăng còn tiếp diễn. Với đồng Baht mạnh, các nhà đầu tư lớn của Thái đang tim cách mua một số doanh nghiệp Việt Nam.
Kể từ những khoản đầu tư của tập đoàn Charoen Pokphand, gọi tắt là tập đoàn C.P. (năm 1993) và Amata Corp. (1994), trong một thời gian dài, đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam không có dự án nào đáng kể, nhưng năm 2012 là thời điểm mà các công ty Thái vươn lên mạnh mẽ với các thương vụ M&A đình đám và cả động thái mở rộng đầu tư.
Điển hình trong làn sóng này là tập đoàn có tuổi đời hơn 100 năm Siam Cement Group (SCG). Hiện nay, SCG có đến 17 công ty đăng ký hoạt động tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư hơn 11 tỷ Baht (353 triệu USD), tập trung vào 5 lĩnh vực chính sản xuất bao bì, hóa chất (từ khai thác dầu mỏ), xi măng, vật liệu xây dựng, phân phối…
Trong đó, bao bì là lĩnh vực lớn nhất của SCG tại Việt Nam. Dự kiến, vào tháng 11 tới, Vina Kraft Paper (công ty con của SCG Group) sẽ hoàn tất việc mở rộng công suất nhà máy giấy tại Bình Dương từ 22.000 tấn lên 250.000 tấn/năm với vốn đầu tư 600 triệu Baht.
Theo thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài, tính đến hết quý I/2013, Thái Lan đứng thứ 9 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 303 dự án và 6,1 tỷ USD vốn đăng ký. Riêng trong 4 tháng đầu năm, dự án sản xuất vật liệu xây dựng của Công ty Cổ phần Prime Group tại Vĩnh Phúc luôn dẫn đầu các dự án có vốn đầu tư cao với 239,6 triệu USD.
Trong chiến lược mở rộng đầu tư mà SCG hướng đến là tiếp tục khai thác thị trường trong khối ASEAN.
Nhìn lại “bản đồ” đầu tư của SCG cho thấy, hầu như tất cả các thị trường trong khu vực ASEAN đều có “bóng dáng” của tập đoàn này, từ Việt Nam, Campuchia, Philippines cho đến Myanmar.
Cụ thể, vào năm ngoái, cùng với Indonesia, Việt Nam là hai thị trường mà SCG đặc biệt đẩy mạnh đầu tư nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có cũng như lao động giá rẻ.
Song, SCG không chọn cách đi lại từ đầu, thị trường bất động sản Việt Nam đang xuống thấp, tỷ lệ hàng tồn kho nhà ở và vật liệu xây dựng lớn và đây chính là lúc để SCG thâu tóm các công ty địa phương.
Theo đó, thông qua công ty con là SCG Building Materials, tập đoàn SCG đã chi 7,2 tỷ Baht để mua 85% cổ phần của Công ty Cổ phần Prime Group, nhà máy sản xuất gạch men lớn nhất Việt Nam với khả năng cung ứng 75 triệu m2/năm, chiếm 33% sản lượng tại Việt Nam.
Ông Andy Ho, Giám đốc Điều hành Quỹ VOF, thuộc VinaCapital, đơn vị sở hữu 7,1% cổ phần của Prime Group trước khi SCG thâu tóm, cho rằng, thương vụ này đã được SCG theo đuổi ít nhất 6 tháng. Nhà máy của Prime Group không chỉ hướng đến phục vụ nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu.
Không riêng gì Prime Group, cũng trong năm 2012, SCG đã thông qua các công ty con để mua lần lượt 23% và 20% cổ phần của Công ty Cổ phần Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh với tổng hai khoản đầu tư này đạt 1,3 tỷ Baht.
Trong khi ở mảng hóa chất, SCG cũng đã cùng Qatari và một đối tác Việt Nam nhận giấy phép đầu tư xây dựng khu phức hợp sản xuất hóa chất 4,5 tỷ USD tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
Theo đánh giá của giới đầu tư tài chính, hiện, đầu tư của SCG vẫn chưa dừng lại ở đó, họ vẫn đang tìm kiếm các cơ hội mua những công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam thuộc các lĩnh vực mà SCG đang phát triển.
Các thương vụ M&A này sẽ diễn ra ở nhiều “mặt trận”, từ công ty niêm yết đến chưa niêm yết và theo một chuyên gia về đầu tư, sắp tới SCG sẽ hoàn tất việc mua một dự án khác tại Việt Nam, cũng thuộc ngành vật liệu xây dựng.
Nhìn lại “bản đồ” đầu tư của SCG cho thấy, hầu như tất cả các thị trường trong khu vực ASEAN đều có “bóng dáng” của tập đoàn này, từ Việt Nam, Campuchia, Philippines cho đến Myanmar.
Trong đó, phía SCG cũng đã xác định ba thị trường trọng điểm bổ trợ cho đầu tư ở Thái Lan là Việt Nam, Myanmar và Campuchia với những lợi thế về kết nối giao thông. Riêng tại Việt Nam, cách đây ba năm, SCG đã từng tuyên bố sẽ đầu tư khoảng 9 tỷ USD cho ít nhất 3 năm tiếp theo.
Việt Nam là thị trường đòn bẩy
Cùng với SCG, nhiều tập đoàn lớn khác của Thái Lan đã biểu thị sự lạc quan khi mở rộng đầu tư ở Việt Nam.
Phát biểu trên tờ Nation hồi cuối quý 3/2012, Phó chủ tịch Điều hành C.P. Vietnam Corp., Sooksan Jiumjaiswanglert nhấn mạnh, dù nhiều nhà đầu tư đang nhắm đến Myanmar nhưng C.P vẫn xem Việt Nam là nền kinh tế có tăng trưởng tốt, đồng thời là đòn bẩy để mở rộng đầu tư sang Lào, Campuchia và Trung Quốc.
Trong chiến lược đầu tư của tập đoàn giai đoạn 2013 – 2015, họ sẽ chi 50.000 triệu Baht để mở rộng đầu tư và kinh doanh tại thị trường mới nổi.
Vào Việt Nam từ năm 1993, với nhà máy sản xuất thức ăn gia súc đầu tiên tại tỉnh Đồng Nai, đến nay, C.P. Vietnam Corp. đang dẫn đầu thị trường cung cấp thức ăn gia súc tại Việt Nam. Từ mảng sản xuất thức ăn gia súc, C.P đã dần khép kín quy trình sản xuất đến chế biến thực phẩm và phân phối.
Tham vọng mở rộng của C.P tại thị trường Việt Nam có thể thấy qua các cuộc “tìm mua” công ty nội địa, đáng chú ý là việc đặt vấn đề trả giá gấp đôi để sở hữu 40% cổ phần của công ty chế biến và xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam, Công ty Cổ phần Minh Phú (MPC).
Dù thương vụ này không đi đến kết quả như mong muốn, nhưng đã phần cho thấy nhà sản xuất tôm lớn nhất Thái Lan đang có xu hướng chi phối lĩnh vực thủy sản trong khu vực ASEAN.
Một số tập đoàn lớn của Thái Lan tại Việt Nam:
● Siam Cement Group (SCG): Có 17 công ty, đầu tư vào lĩnh vực bao bì, vật liệu xây dựng, hóa chất (từ khai thác xăng dầu) và phân phối. SCG có nhiều khoản đầu tư vào ngành hóa dầu như: năm 2012, thông qua Siamgas & Petrochemicals Public Co., Ltd để mua lại cổ phần của Shell tại hai công ty Việt Nam nhằm tham gia vào thị trường gaz. SCG đang nắm giữ 44% cổ phần tại Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn…
● Amata Corp.: Vào Việt Nam năm 1994. Hiện đầu tư khu công nghiệp Amata tại Biên Hòa, Đồng Nai. Năm 2011 quyết định mở rộng đầu tư dự án Amata City 1.245 ha tại Long Thành, Đồng Nai. Đến tháng 1/2013, Amata tiến ra Quảng Ninh lập dự án Future City 3.000 ha (khu công nghiệp kết hợp đô thị) để thu hút các nhà đầu tư Thái.
● Tập đoàn C.P.: Đầu tư xây dựng nhà máy đầu tiên năm 1993, nay có hơn 10 nhà máy chế biến thực phẩm sản xuất thức ăn gia súc và 3.000 điểm bán lẻ thực phẩm mang thương hiệu CP. Tại Việt Nam, C.P có chuỗi bán thực phẩm CP Fresh Mart và chuỗi thức ăn từ thịt gà Five Star Chicken.
Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn
Theo một nguồn tin riêng của chúng tôi, hiện, C.P Việt Nam cũng đang tìm kiếm các doanh nghiệp chế biến tại đồng bằng sông Cửu Long để đẩy mạnh mảng này trong tương lai; trong đó, họ vừa mua lại một cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh ở Cà Mau.
Don T. chia sẻ, điểm đặc biệt của các nhà đầu tư Thái là họ không đầu tư dàn trải mà chỉ tập trung vào thế mạnh của mình. Điển hình như lĩnh vực phân phối. 
Don nói: “Hàng hóa Thái có giá cả dễ chịu hơn hàng từ EU nhưng lại được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng hơn hàng Trung Quốc. Đây chính là cơ hội để doanh nghiệp Thái mở các chuỗi cửa hàng phân phối”.
Không chỉ SCG hiện đã phân phối vật liệu xây dựng ở Việt Nam, trả lời báo chí Thái Lan, ông Mongkol Banthrarungroj, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Thai Corp International cho biết, Công ty đã có kế hoạch thiết lập một trung tâm bán lẻ hiện đại tại Việt Nam trong năm 2013 để phân phối hàng hóa Thái Lan (chiếm tỷ lệ hơn 70%).
Đây đồng thời là cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thái tìm kiếm cơ hội đầu tư mới.
Nói về vấn đề này, ông Đinh Đăng Khoa, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Bách Sơn, là đối tác phân phối các loại gia vị cho tập đoàn Kanokwan Food (Thái Lan) tại Việt Nam, cho rằng, một số công ty trong ngành thực phẩm của Thái đang có ý định đầu tư vào Việt Nam nhưng trước mắt, họ sẽ phân phối hàng hóa sang đây để đo lường mức độ chấp nhận của thị trường.
Trong khi đó, ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài nhìn nhận, các nhà đầu tư Thái rất kỹ lưỡng khi quyết định lĩnh vực và công ty để đầu tư vì ngoài chuyện tìm kiếm lợi nhuận từ các khoản đầu tư khi khai thác sức tiêu thụ của thị trường nội địa, họ còn nhắm đến khả năng thoái vốn khi muốn kết thúc khoản đầu tư.
Còn tờ Bangkok Post thì phân tích, sự mở rộng đầu tư của nhiều doanh nghiệp Thái cũng không nằm ngoài mục tiêu đón đầu thị trường chung trong khối ASEAN vào năm 2015. Khi đó, chi phí sản xuất và giá cả hàng hóa là yếu tố cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất.

Theo DNSG