5 bài học cạnh tranh với thương hiệu lớn

Trong kinh doanh, thành hay bại phụ thuộc tương đối lớn vào tên tuổi và danh tiếng của công ty. Các thương hiệu đã tồn tại lâu năm, ghi dấu ấn vào tâm trí khách hàng là những đối thủ vừa lớn vừa mạnh, nhưng không vì lẽ đó mà các thương hiệu mới lại từ bỏ?

Thương trường là chiến trường, ở đó phần thắng chưa chắc đã thuộc về kẻ mạnh, mà thường sẽ nằm gọn trong tay người có lợi thế hơn.
Những bài học dưới đây không đảm bảo chắc chắn thành công cho doanh nghiệp nhỏ, nhưng tin chắc rằng nếu cân nhắc và thực hiện theo, các cơ hội cạnh tranh sẽ được cải thiện đáng kể, đồng thời phần nào tăng cường sức mạnh cho bạn để “chiến đấu” lâu dài hơn trên thương trường.
1. Xây dựng thương hiệu có uy tín
Uy tín niềm tin cần được bồi đắp và hình thành theo thời gian, do đó đừng chần chừ khi mới bắt tay vào kinh doanh. Những công ty lớn sẽ tới các cuộc gặp gỡ để bàn thương vụ làm ăn mới với rất nhiều số liệu, vì vậy, hãy đừng để phí cơ hội thể hiện sự thông minh sâu sắc thậm chí cả sự đối lập mang tính xây dựng của bạn vì họ không muốn những người chỉ biết gật và vì vậy, sẽ thích một công ty có quan điểm đối lập và thách thức hiện trạng. Đó mới chính là một đối tác thực sự.
2. Hiểu rõ rằng mình đang làm gì
Đừng dại dột chạy đua với các hãng lớn ở mọi lĩnh vực liên quan, cách duy nhất để các công ty nhỏ có thể chiến thắng trong cuộc chơi là trí tuệ. Có hàng tấn nghiên cứu trên thị trường có thể giúp thúc đẩy các đề xuất và sáng kiến, thông tin chiến lược. Thêm vào đó, bạn luôn có thể tự tiến hành các nghiên cứu cơ bản về người tiêu dùng hay các chủng loại kinh doanh của họ để khách hàng thấy rằng bạn đã có nỗ lực tìm hiểu về công việc kinh doanh của họ. Không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực chuyên sâu mà thương hiệu của bạn cũng dần được tin tưởng.
3. Bắt chước chưa hẳn đã là hiệu quả
Cách nhanh nhất để thành công là học tập điểm mạnh từ người đi trước, nhưng nhiều người nhầm lẫn rằng học hỏi là bắt chước. Không ít doanh nghiệp mới “copy” y nguyên mô hình quản lý, cách thức kinh doanh hay các ý tưởng của những thương hiệu lớn với hi vọng có được thành công như họ.
Không hẳn đã là thiếu thông minh, nhưng nhớ rằng các công ty nhỏ hơn sẽ có nhiều quyền lựa chọn để phát triển các chương trình đã có bị đóng khung về chiến lược nhưng với phương pháp giàu tính sáng tạo hơn – thứ mà các công ty lớn đôi khi phải rất khó khăn để có thể cung cấp. Vì vậy, hãy chắc chắn là các ý tưởng của bạn đều mới mẻ nhưng phải có tính khả thi, bởi lẽ không ai muốn một ý tưởng sáng tạo không thể thực hiện được cả.
4. Tìm kiếm điểm tương đồng với khách hàng
Đối với các doanh nghiệp dịch vụ hay tư vấn… thì mấu chốt cạnh tranh nằm ở con người, khách hàng mua nhân sự chứ không mua giá trị công ty. Do đó, lời khuyên ở đây là hãy làm việc chăm chỉ để phát triển mối quan hệ với khách hàng, để họ cảm thấy gắn bó với bạn vì sau cùng mọi người đều thích làm việc với những người mà họ thích. Các khách hàng giờ đây có xu hướng sử dụng internet và các nguồn khác để hiểu biết thêm về những người cung cấp sản phẩm cho họ và qua đó hiểu hơn về nền tảng kinh doanh, lịch sử phát triển, các nỗ lực của doanh nghiệp…
5. Ứng phó khôn ngoan
Bản thân các doanh nghiệp nhỏ phải nhận thức rõ vị trí “chiếu dưới” của mình để đưa ra những phản hồi hợp lý trong cạnh tranh với các thương hiệu lớn. Một ví dụ đơn giản như sau, ở các công ty tên tuổi, trước một dự án kinh doanh luôn bắt đầu từ nhân viên thấp nhất và tùy theo mức độ và quy mô của hợp đồng những người ở bậc cao hơn sẽ đảm trách.
Điều này đã và đang vô hình làm “mất lòng” khách hàng vừa và nhỏ, nhưng lại là lực lượng tạo ra thị trường, một doanh nghiệp nhỏ khôn ngoan sẽ luôn đưa ra những nhân viên tốt nhất, có cấp bậc để giải quyết mọi vấn đề kinh doanh dù lớn hay nhỏ. Các khách hàng sẽ nhận thấy rằng khối lượng công việc quan trọng sẽ do những cá nhân này đảm nhận, vì vậy, họ càng thấy thoải mái tín nhiệm doanh nghiệp bạn.
Không phải là quá khó để cạnh tranh với những “người khổng lồ” đi trước, điểm đáng lưu tâm là cách bạn nhận ra điều gì là cần thiết để tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho chính mính. Đừng vội tự ti và bỏ qua cơ hội, nhớ rằng con kiến có thể “hạ gục” một con voi!

Theo thoibaokinhdoanh.vn