So với các hình thức khác, viral marketing ít Bởi cứ một khách hàng hài lòng về sản phẩm hay dịch vụ gì đó, họ sẽ kể cho ít nhất 3 người nữa nghe.
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty KingBee Media, cho rằng, có nhiều lý do để viral marketing phát triển nhanh và được DN lựa chọn.
Chính sự phát triển của các công nghệ giao tiếp cá nhân như blog, chat, tin nhắn điện thoại, thư điện tử, những trang web phản hồi trực tuyến và nhiều dạng trang web cá nhân khác giúp tăng tốc độ, tận dụng được những lợi ích của marketing lan truyền.
Bên cạnh đó, sự ưa thích của người tiêu dùng cũng là lý do để DN đẩy mạnh phát triển viral marketing. Hiện nay, mỗi ngày người tiêu dùng tiếp nhận hàng ngàn mẫu quảng cáo khác nhau trên nhiều phương tiện truyền thông khiến họ bị nhiễu thông tin.
Vì thế, người tiêu dùng thường có khuynh hướng tìm lời khuyên từ bạn bè tin cậy. Nhiều thống kê cho thấy, cứ một khách hàng hài lòng về sản phẩm hay dịch vụ gì đó họ sẽ kể cho ít nhất 3 người nữa nghe.
Và khi không thích một sản phẩm hay dịch vụ nào đó họ sẽ sẵn sàng truyền tai cho 11 người khác. Một lợi ích khác khiến viral marketing phát triển mạnh, đó là lợi ích kinh tế.
Nếu so với các hình thức khác, marketing lan truyền tốn ít chi phí hơn, phù hợp với các DN nhỏ và vừa có vốn ngân sách quảng cáo eo hẹp.
Ông Vincent Nida, Giám đốc toàn cầu thương hiệu mỹ phẩm Shu Uemura, cho rằng, phương thức viral marketing qua truyền miệng hay qua mạng xã hội vẫn luôn hiệu quả. Nhưng để thành công, DN phải biết cách để tạo hiệu ứng với người tiêu dùng.
Bởi, theo ông Vincent Nida: “Một chiến lược thành công là phải đưa thật nhiều người tiêu dùng tới cửa hàng và làm sao để họ hài lòng. Muốn làm được điều đó, DN phải có những thông tin nóng hổi và thú vị.
Những chiến lược marketing bình thường sẽ không tạo ra hiệu ứng mà nó chỉ bắt đầu khi bạn có một sự đặc biệt, một sự thú vị để mọi người nói về sự kiện đó”.
Theo bà Mỹ Lệ, cách thức thường sử dụng trong viral marketing có thể chia thành thành 2 nhóm là gián tiếp tương tác (gồm một số hình thức như tin đồn, dùng người có sức ảnh hưởng, các cuộc thi…) và trực tiếp tương tác (bản tin trên báo giấy, báo điện tử, các cuộc bầu chọn…).
Với những cách thức trên, các kênh thường được sử dụng có thể kể đến như mạng xã hội, các trang blog cá nhân, nhận xét tự động, gửi bài viết trên các forum, gửi tin nhắn trực tiếp đến số di động…
Trong loại hình marketing này, các DN phải chú ý đến nội dung cần quảng cáo và phải biết quản lý rủi ro. Quan trọng nhất là nội dung phải rất sáng tạo, thu hút sự chú ý của khách hàng, và khiến họ chia sẻ quảng cáo đó với những người khác.
Bởi, một thông điệp sáng tạo sẽ được lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng, ngược lại, một mẩu quảng cáo không gây hứng thú có thể sẽ kéo cả chiến dịch thất bại.
Hơn nữa, do viral marketing có tính tương tác và sáng tạo cao nên không loại trừ khả năng sẽ có những phản hồi không mong muốn từ phía khách hàng như hiểu sai thông điệp hay có những nhận xét bất lợi, hoặc với một số hình thức như bầu chọn là khả năng gian lận.
Chính vì vậy, DN cần lên kịch bản ứng phó với rủi ro và thường xuyên kiểm soát tình hình để có những phản ứng thích hợp và kịp thời.
Ngoài ra, các DN cũng nên chú ý đến “hậu” của chiến dịch quảng cáo, vì nhờ nội dung vẫn còn tồn tại trên các website, diễn đàn và trên các công cụ tìm kiếm mà dù chiến dịch đã kết thúc nhưng khách hàng vẫn tìm và biết đến sản phẩm.
Khả năng này sẽ càng cao hơn nếu chiến dịch đã từng thành công lớn, thu hút được nhiều sự quan tâm, nhiều lượt người xem…
Nhiều thống kê cho thấy, cứ một khách hàng hài lòng về sản phẩm hay dịch vụ gì đó, họ sẽ kể cho ít nhất 3 người nữa nghe. Có lẽ, sức hấp dẫn của marketing trực tuyến, trong đó có viral marketing đã khiến các công ty, thậm chí, ngay cả các công ty lớn cũng xem lại.
Bà Nguyễn Hữu Ngọc Trân, Giám đốc Điều hành marketing Công ty Vinamilk, cho biết, trước đây Vinamilk chỉ dành một khoản ngân sách nhỏ cho truyền thông trực tuyến nhưng trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, Vinamilk cũng đang tính toán lại. Hiện công ty đã tăng ngân sách cho truyền thông trực tuyến nhiều hơn, chiếm khoảng 5% ngân sách dành cho tiếp thị.
Theo marketing.24h.com.vn