Là một nhà kinh doanh không những phải học kinh tế học, lý luận về bán hàng mà còn phải học tâm lý học để có thể hiểu được tâm lý của đối phương.
Nhà kinh doanh cần phải có bản lĩnh nắm bắt tâm lý đối phương. Trong đàm phán giao dịch, mức độ nào đối phương có thể thoả hiệp? Những dịch vụ mà khách hàng yêu cầu là gì? Nếu những điều đó phán đoán không đúng thì dù kinh tế học, kinh doanh bán hàng bạn có tinh thông tới mức nào cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Ngoài ra, là nhà kinh doanh bạn cũng cần phải có sức mạnh để có thể tạo sự ảnh hưởng tới đối phương.
Công ty của bạn muốn lớn mạnh thì nhân viên trong công ty phải hăng hái nhiệt tình làm việc, khách hàng khen ngợi, muốn thế bạn phải là người hiểu biết tâm lý.
Trong khi học tâm lý học, đặc biệt cần nắm vững ba điều quan trọng sau đây
1. Cần nắm được trái tim của nhân viên, phải có cống hiến cho xã hội để có thành tích thực sự.
Muốn nâng cao lợi nhuận nhà kinh có khi cần phải có những yêu cầu nghiêm khắc đối với nhân viên trong công ty, thế nhưng có lẽ chẳng một nhân viên nào lại vui vẻ tiếp nhận những yêu cầu nghiêm khắc đó. Nhưng muốn cải cách có kết quả, nhiều khi phê bình cũng biến thành khen thưởng. Khi lợi nhuận của công ty tăng mà lại được thể hịên ở thu nhập của mỗi người, thì dù trong lòng nhân viên có ấm ức, thì cuối cùng họ cũng sẽ phục tùng.
2. Phương thức bổ trợ lẫn nhau “Lùi để tiến”
Bổ trợ lẫn nhau, động tác cơ bản là dùng sức để đẩy, nhưng nếu chỉ đơn thuần dùng sức đẩy về phía trước mà lúc đó đối phương cũng đẩy trở lại, như vậy mình cũng không thể đẩy lên được. Cái khéo ở chỗ là khi đối phương đẩy trở lại, mình có thể nhún một chút, nhân khi đối phương mất thăng bằng thì mình nhấn mạnh đẩy lên. Muốn cho sức mạnh của mình phát huy hiệu quả lớn nhất thì cần phải biết cách nhún nhường.
Cuối cùng để trở thành nhà kinh doanh đều là những người có khí thế rất mạnh, khong chịu dễ dàng nhượng bộ. Tuy đó là một điều tốt, nhưng nếu không biết khéo léo áp dụng kỹ năng “lùi để tiến” mà bị thua thiệt cũng không phải là ít. Ví dụ trong đàm phán giao dịch cứ một mực kiên trì đòi hỏi của mình, hoặc mặt hàng mới người tiêu dùng chưa quen mà đã sản xuất với số lượng lớn …
Khi muốn ép đối phương, cũng cần chuẩn bị sẵn cho mình một chỗ rút lui là điều rất cần thiết. Trước hết hãy làm cho đối phương bộc lộ nhược điểm rồi hãy phản kích hoặc phán đoán chư ẩphi là thời cơ tốt nhất để ra tay thì nên “lấy dật đãi lao” (lấy nghỉ ngơi để đối phó với mệt mỏi) đó cũng là một cách nên áp dụng. Ngược lại nếu chỉ nghiêng về một phía nào đó, tâm lý chống đối của đối phương sẽ quyết liệt hơn thì sẽ khó khăn hơn.
3. Vẻ bề ngoài với năng lực kinh doanh không có quan hệ trực tiếp với nhau, thế nhưng qua những thực nghiệm ở Mỹ cho thấy, những người có dáng vẻ đường hoàng thường được đánh giá cao hơn.
Ngược lại những người có dáng vẻ xuềnh xoàng thì dù họ có năng lực kinh doanh thì cũng dễ bị người ta coi thường.
Vì thế nếu vì dáng vẻ bề ngoài đã tạo cho người khác một ấn tượng không tốt đẹp thì sau này có muốn làm cho nưgời ta thay đổi ấn tượng đó cũng rất khó.
Hơn nữa cũng không phải chỉ có hình thức bên ngoài là có thể tạo được ấn tượng tốt, mà thực lực nội tại mới là quan trọng. Thành tích ngày càng lớn, niềm tin ngày càng cao, người khác không thể coi thường mình, uy nghiêm quỳên thế của mình sẽ tự nhiên hình thành.
Nhà kinh doanh cần phải có bản lĩnh nắm vững tâm lý đối phương. Khi đàm phán giao dịch cần phải biết mức độ nào đối phương có thể thoã hiệp? Khách hàng đòi hỏi phải có những dịch vụ như thế nào? Nhân viên trong công ty nghĩ gì? Nếu những điều do phán đoán không đúng thì trình độ kinh tế học và doanh nghiệp học của bạn tinh thông tới mức nào cũng không có ý nghĩa gì.
Theo business