Quản trị “Phẳng” !

Ngoài kiểu cấu trúc quản trị hình tháp truyền thống, còn có kiểu tổ chức phẳng. Các nhà quản lý giải quyết những vấn đề hoạt động hàng ngày, trong khi đó cũng báo cáo một cách kịp thời và thường xuyên, chẳng hạn như một báo cáo quản lý hàng tuần.
Tất nhiên, các ông chủ có thể sát sao trong việc xem xét các vấn đề quan trọng theo yêu cầu, nhưng công ty được điều hành bởi các nhà quản lý theo định dạng phẳng này.
Một số hệ thống tiêu biểu của mô hình này là các chủ sở hữu ra các quyết định dựa trên cơ sở từng vấn đề. Mô hình này thường được gọi là giữ trẻ, chức năng chính là thúc đẩy phong cách. Nó có nghĩa là giờ làm việc bất tận và toàn bộ mọi thứ đều nằm trong tay chủ sở hữu.
Ngược lại, tổ chức theo cấu trúc phẳng cho phép, khuyến khích và thậm chí là yêu cầu các nhà quản lý đưa ra các quyết định hoạt động mà không có sự tham gia của chủ sở hữu hoặc giám đốc điều hành để trả lời về những vấn đề có tính vi mô. Cơ cấu tổ chức phẳng đòi hỏi các nhà quản lý chịu trách nhiệm cho sự thành công và cũng như phải chịu trách nhiệm cho những thành tựu hoặc thất bại của mình.
Để có thể tổ chức theo mô hình phẳng, hãy bắt đầu từ trên cùng. Nếu bạn lựa chọn một đội ngũ quản lý mạnh mẽ và cho phép họ quản lý, nếu các nhà quản lý có thể tạo ra một đội ngũ làm việc có chất lượng ở mỗi bộ phận, và nếu các phòng ban có thể phối hợp làm việc nhịp nhàng để tạo ra nỗ lực của một nhóm lớn hơn, thành công là một điều chắc chắn.
Điều này đòi hỏi có sự thảo luận kỹ lưỡng với những nhà quản lý của bạn để thống nhất mục tiêu và mục đích, nhưng các nhà quản lý có trách nhiệm để đạt được điều ấy. Mỗi bộ phận hoặc nhóm hành động như những gì nhà quản lý đề ra. Câu trả lời của nhà quản lý là quyết định cuối cùng, và họ không cần phải đệ trình đối với cấp trên để khẳng định, phê duyệt hoặc cho phép.
Nó cũng liên tục đòi hỏi giám đốc điều hành hỗ trợ các nhà quản lý khi sai sót xảy ra. Điều này rất quan trọng vì mọi quyết định không phải lúc nào cũng là hoàn toàn đúng đắn. Miễn là ở trong mức độ phù hợp của các quyết định, giám đốc điều hành nên nuôi dưỡng việc ra quyết định bằng cách hỗ trợ các nhà quản lý.
Các nhà quản lý nên được khuyến khích để thỉnh thoảng gặp một số rủi ro và thử nghiệm, và có thể họ sẽ được tiếp thêm sức mạnh, mang nhiều lợi nhuận hơn cho công ty. Họ nên được hỗ trợ trong các nỗ lực và khuyến khích cố gắng nếu họ thất bại, ngay cả khi họ mắc lỗi nhiều hơn là thành công, miễn là họ đạt được các mục tiêu và mục đích của họ.
Điều này đặt ra câu hỏi, vậy giám đốc điều hành sẽ làm gì khi không còn chịu trách nhiệm về hoạt động và điều hành một tổ chức theo cơ cấu phẳng với sự kiểm soát của các nhà quản lý và điều hành trò chơi. Lập kế hoạch, đào tạo và đánh giá: đó mới thực sự là công việc của giám đốc điều hành.
Kế hoạch: Lên sơ đồ quá trình thực hiện và mục tiêu trong tương lai. Kế hoạch đầu tư vốn, tăng trưởng và phát triển.
Đào tạo: Hãy chắc chắn những nhà quản lý của bạn không ngừng học hỏi những kỹ năng mới và được bổ sung các khả năng. Cung cấp các cơ hội đào tạo và yêu cầu họ tham gia.
Đánh giá: Luôn luôn theo dõi kết quả và các chỉ số quan trọng để bạn thành công. Nếu sút kém, bạn có trong tay càng sớm càng tốt các biện pháp để sửa chữa. Bạn đang hỗ trợ những nỗ lực cho các nhà quản lý, không làm thay công việc cho họ. Kiểm tra công việc của các nhà quản lý một cách thường xuyên và sâu sát.
Đó là cách tổ chức phẳng. Mọi người đều có thể làm được điều đó? Nó đòi hỏi giám đốc điều hành là những người có thể chống lại được phong cách thích kiểm soát và những người có thể trao đổi để đạt được sự thành công lớn hơn với nỗ lực làm việc ít hơn.
Cuối cùng, học hỏi từ tất cả các bậc thầy: Jack Welch, giám đốc điều hành thành công nhất của lịch sử hiện đại, dành sự nghiệp của mình để “làm phẳng” General Electric, một trong những tổ chức thành công nhất từ trước tới nay. Ông đã dành nhiều năm để chuyển đổi một kim tự tháp khổng lồ thành một tổ chức phẳng, theo từng phòng ban, nhiệm vụ, và ông tuyên bố rằng tổ chức phẳng là cách duy nhất đúng đắn.

Theo business