Thoát khỏi vòng hào quang trước đây

Những công ty làm ăn thắng lợi liên tục thường hay gặp phải nguy cơ phá sản.
Những công ty luôn luôn trưởng thành, thực tế cho thấy lại dễ bị phải đóng cửa nhiều hơn.

Nói như vậy có logic không? Nhiều doanh nghiệp bị phá sản mà nguyên nhân phần nhiều là vì kinh nghiệm thành công trước đây của họ.
Những nhà kinh doanh bị phá sản đại thể có thể chia thành hai loại.
Một loại ngẫu nhiên gặp may nên công ty của họ làm ăn rất thuận lợi nhưng thực ra lại không có quy hoạch kinh doanh rõ ràng, thuộc loại kinh doanh không chắc chắn. Với một doanh nghiệp như thế, khi tình thế thay đổi họ sẽ bị đào thải ngay.
Những nhà kinh doanh rất tự tin có nhiều kinh nghiệm thành công lại khiến người ta khó hiểu. nhà kinh doanh thuộc loại này họ không chỉ là một người lãnh đạo có ma lực mà còn có một phương pháp kinh doanh riêng của mình. Họ là những nhà kinh doanh có năng lực. Khi nói chuỵên trao đổi với họ quả thực không thể thấy được rút cục họ thất bại vì lý do gì.
Nhưng có điều là những nhà kinh doanh thuộc loại này thường hay quá tin vào những kinh nghiệm thành công của mình đến mức khi tình thế đã thay đổi, họ cũng không thể rời xa cái mớ lý luận thành công trước đây.
Những kinh nghiệm thành công trước đây chưa chắc đã thích hợp với sự phát trỉên của hiện tại và sau này. Khi tình thế thay đổi thì nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi, đương nhiên sách lược trước đây cũng không còn thích hợp nữa. Nhưng những nhà kinh doanh qua stin vào kinh nghiệm thành công của mình nên dù họ có cảm thấy môi trường đã có thay đổi, nhưng lại vẫn cho rằng “không hề gì”. Như vậy có nghĩa là kinh nghiệm thành công ngược lại đã biến thành lực cản làm cho doanh nghiệp không thể trưởng thành được.
Ông Hoà Điền vốn là một nhà kinh doanh rau xanh rồi phát triển thành tập đoàn Yaohan, tập đoàn này gồm có nhiều siêu thị lớn. Khi sự nghiệp đang lên ông đã giao công ty Yaohan Japan cho người em quản lý, còn mình đầu tư vào Trung Quốc và lập chi nhánh tại Hồng Kông. Lúc đó ông cho rằng với những kinh nghiệm đã có tập đoàn Yaohan này sẽ tiếp tục lớn mạnh.
Thế nhưng công ty Yaohan Japan mà người em quản lý bắt đầu có những triệu chứng sa sút.
Lúc đó cho rằng tình hình kinh doanh ở Hòng Kông dù sao vẫn tốt, không thể xảy ra vấn đề gì.
Chính vì nghĩ như vậy, nên Yaohan không áp dụng bất cứ biện pháp gì, cứ để mặc cho tình hình ngày càng tồi tệ.
Sau đó với những kinh nghịêm kinh doanh thành công ở Hồng Kông Yaohan chuỷên sang phát triển kinh doanh ở Thượng Hải, Từ Hồng Kông chuỷên sang Thượng Hải thêm vào đó là Yaohan đã mạo hỉêm chuỷên sang kinh doanh bách hoá vì thế đã bị thất bại.
Tập đoàn Yaohan đang trên đã lớn mạnh với khí thế như chẻ tre, đã thất bại cả ở thị trường Nhật Bản và Trung Quốc, cuối cùng năm 1997 đã phải tuyên bố phá sản.
Bản thân chủ tịch tập đoàn Yaohan trong quá trình kinh doanh cũng đã có nhiều kinh nghiệm thất bại. Cửa hàng của ông ở Nhiệt hải đã từng bị cháy, chi nhánh của ông ở Braxin cũng đã từng thành công, nhưng sau đó vì khủng hoảng dầu mỏ, lạm phát, tăng thuế nên ông phải rút lui khỏi Braxin. Vì phải trải qua những cuộc thử thách gay go như thế nên ông sau đó đã có được nhiều kinh nghiệm. Một ông chủ đã rút ra được nhiều bài học để có được những thành công to lớn, lại vì hàng loạt những thành công đó mà trở thành sơ suất đi đến thất bại chẳng phải là điều đáng để cho mọi người coi đó là bài học cảnh tỉnh?
Chủ tịch tập đoàn Yaohan sau khi phá sản đã nói những lời sau đây:
“Điều làm tôi cảm thấy “tỉnh” ra là muốn có những bước phát triển tiếp theo vẫn cần phải có những kinh nghiệm trước đây ở mức độ thích hợp, cộng thêm những đột phá có tính sáng tạo mới nữa”
Nhà kinh doanh chớ có vì thành công nhất thời mà kiêu ngạo. Sau khi nắm vững tình hình thay đổi của thời đại rồi cũng cần phải xem lại những kinh nghiệm thành công trước đây, tạo ra những nội dung mới và coi đó là một thứ vũ khí sắc bén để đối diện với những thách thức mới.

Theo muabandoanhnghiep