Hầu hết các triệu phú người Mỹ đều làm giàu nhờ kinh doanh. Bạn có tin rằng mình cũng có thể thành triệu phú đôla như họ không? Điều đó là hoàn toàn có thể, nếu bạn kiên trì trau dồi kiến thức để trở nên tinh thông và thành thạo công việc kinh doanh của mình như một chuyên gia.
Nghe có vẻ khó ư? Vậy trước hết hãy nghiên cứu những bài học sau đây:
1. Doanh nhân kinh doanh nhằm mục đích gì?
Thông thường, người ta cho rằng doanh nhân kinh doanh thì chỉ có một mục đích lớn nhất là kiếm lợi nhuận. Nhưng theo Peter Drucker, một bậc thầy về marketing thì mục đích lớn nhất đó phải là tạo ra khách hàng cho sản phẩm của mình và giữ được chân họ.
Vì thế, bài học đầu tiên cho bạn là “luôn luôn đặt khách hàng ở vị trí trung tâm trong mọi nhận định và quyết định kinh doanh”. Hãy đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng, nhìn nhân mọi thứ theo quan điểm và dưới con mắt của họ.
2. Làm rõ ràng mọi việc trong kinh doanh.
Trước tiên, cần hiểu rõ “Tôi là ai? Tôi muốn gì ở việc kinh doanh này?”. Bài học thành công thứ hai là, hãy tập cân nhắc kỹ càng mọi bước đi trong kinh doanh, cố gắng làm cho mọi việc càng rõ ràng càng tốt. Nhưng trước hết bạn cần có một tầm nhìn.
Doanh nghiệp lý tưởng trong tương lai của bạn là gì? Nếu bạn chưa từng hình dung đến việc đó, rõ ràng bạn chưa có tầm nhìn đủ xa và sắc sảo. Khi bạn vẽ ra viễn cảnh về doanh nghiệp của mình, hãy làm cho nó thật lý tưởng và hãy tin rằng bạn hoàn toàn có thể xây dựng được nó theo cách của bạn.
3. Doanh nghiệp hoàn hảo.
Giả sử bạn đã có một doanh nghiệp lý tưởng như bạn mong muốn. Nếu được mô tả công ty của bạn cho một khách hàng chưa từng biết đến nó, bạn sẽ dùng những từ nào? Không chỉ có vậy, bạn muốn khách hàng nhắc đến doanh nghiệp của mình với thái độ và bằng những từ nào? Bài học thành công trong kinh doanh tiếp theo là hãy nghĩ và thử liệt kê thật chi tiết những đặc điểm mà bạn muốn mang lại cho công ty mình, điều này rất có ích cho bạn đấy. Bạn càng biết rõ những đặc điểm nào là quan trọng với mình và doanh nghiệp của mình thì càng dễ dàng đạt được mục đích đó.
4. Chọn lấy một mục tiêu và xác định con đường đi
Mục tiêu của bạn trong việc kinh doanh là gì? Mục tiêu này khác hẳn với mục đích được nhắc đến trên đây, mà có thể hiểu là một nhiệm vụ, là điều bạn muốn đạt được, muốn đem lại cho khách hàng và danh tiếng mà bạn muốn đem lại cho doanh nghiệp.
Trong cuộc sống này, bạn đã biết bao nhiêu người làm nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng? Hãy tin rằng bạn cũng có thể làm được như họ, chỉ cần bạn bắt đầu học hỏi ngay từ bây giờ. Chỉ cần bạn tin rằng mình không gặp phải trở ngại gì, thì con đường của thành công sẽ mở ra với bạn.
Theo itbvietnam