Chính phủ đã tổ chức hội nghị đóng góp ý kiến cho dự thảo Nghị quyết về “những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013”. Dự thảo sẽ được ban hành vào tháng 1/2013.
Dự báo, tình hình kinh tế trong năm 2013 của thế giới không mấy khả quan. Còn kinh tế trong nước cũng tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Nền kinh tế nói chung, DN nói riêng tiếp tục đối diện với nhiều thách thức trong năm 2013.
Mục tiêu hàng đầu
Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2013 được Quốc hội thông qua là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn 2012, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, tăng cường quốc phòng an ninh và ổn định chính trị – xã hội, tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo.
Trong nhóm giải pháp đầu tiên, coi ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu trong chỉ đạo, điều hành năm 2013, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Ngân hàng nhà nước điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả; sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ; gắn kết chặt chẽ với chính sách tài khóa theo mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng hợp lý.
Điều hành lãi suất và tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an toàn thanh khoản và hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng và của nền kinh tế.
Điều hành tỉ giá theo tín hiệu thị trường, bảo đảm giá trị đồng tiền VN; hoàn thiện cơ chế quản lý thị trường vàng, tập trung khắc phục bất cập trong quản lý, ổn định thị trường vàng; thực hiện các biện pháp đồng bộ để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối.
Một số giải pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp
– Gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp đầu tư – kinh doanh nhà ở.
– Không ban hành chính sách thực hiện việc thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ theo đầu phương tiện. Giảm lệ phí trước bạ đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi.
– Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định:
+ Áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20% từ 1/7/2012 (sớm hơn 6 tháng so với lộ trình) với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% từ 1/7/2012 đối với thu nhập từ đầu tư – kinh doanh nhà ở xã hội.
+ Giảm 50% số thuế giá trị gia tăng đầu ra từ 1/7/2012 đến hết 30/6/2014 đối với hoạt động đầu tư – kinh doanh nhà ở xã hội.
+ Giảm 30% số thuế giá trị gia tăng đầu ra từ 1/7/2012 đến hết 30/6/2014 đối với hoạt động đầu tư – kinh doanh nhà ở là căn hộ có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
– Các ngân hàng thương mại của nhà nước cho một số đối tượng vay mua, thuê mua nhà ở xã hội và nhà thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2; cho các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội vay với lãi suất hợp lý, kỳ hạn trả nợ phù hợp.
Ngân hàng Nhà nước dành từ 20 – 40 ngàn tỉ đồng thông qua tái cấp vốn với lãi suất hợp lý và thời hạn tối đa 10 năm để hỗ trợ các ngân hàng thương mại của nhà nước phục vụ cho vay các đối tượng này.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương để thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm. Cụ thể, sẽ tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về ngân sách nhà nước, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ thu, chi theo kế hoạch. Phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi, giảm bội chi ngân sách nhà nước.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định của Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ; rà soát, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư của Nhà nước, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn, các dự án trọng điểm, cấp bách, hiệu quả, có khả năng hoàn thành trong năm 2013.
Hạn chế tối đa khởi công dự án mới sử dụng ngân sách nhà nước. Kiên quyết điều chuyển hoặc thu hồi vốn đầu tư đối với các công trình, dự án chậm triển khai, không hiệu quả, phân bổ và sử dụng vốn không đúng đối tượng. Không ứng trước vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ cho các công trình, dự án, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng, an ninh cấp bách.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất
Chính phủ tập trung chỉ đạo, giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương để thực hiện các biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, hỗ trợ DN phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm; tập trung xử lý các mặt hàng tồn kho cao, nhất là sắt thép, xi măng, vật liệu xây dựng.
Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp để khôi phục thị trường bất động sản, điều chỉnh cơ cấu thị trường, cân đối cung – cầu và tập trung xử lý nợ xấu. Triển khai nhanh, hiệu quả các chương trình nhà ở xã hội. Nghiên cứu điều chỉnh chính sách bán nhà cho người nước ngoài có dự án đầu tư, kinh doanh lâu dài tại VN.
Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách để khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư trong và ngoài nước tăng cường đầu tư trong các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật…
Sau khi tiếp thu ý kiến thảo luận của các thành viên Chính phủ, các địa phương, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết để các bộ, ngành, địa phương nhanh chóng triển khai, thực hiện.
Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân:
Địa phương chia sẻ các chính sách cần chủ động hơn
Muốn đạt được điều này, các chính sách cần chủ động hơn. Các nghị quyết của Chính phủ như Nghị quyết 11 năm 2011 và Nghị quyết 13 năm 2012 đều ban hành vào giữa năm. Đây là giai đoạn khó khăn mang tính rất quyết liệt rồi. Nếu các nghị quyết của Chính phủ được ban hành vào đầu năm thì sẽ hạn chế được nhiều khó khăn hơn. CPI của quý IV giảm mạnh so với nhiều năm trước. Điều này thể hiện sức mua của nền kinh tế đang giảm mạnh. Đây là một tín hiệu đáng lo ngại.
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng:
Chưa thể giải quyết ngày một ngày hai
Hơn lúc nào hết, các DN đang rất cần sự hỗ trợ từ phía Chính phủ cũng như các cơ quan quản lý. Dự thảo đã đưa ra nhiều phương án hỗ trợ như giải quyết hàng tồn kho, gia hạn thuế, phí… Tuy nhiên, những khó khăn của DN không thể giải quyết trong ngày một, ngày hai. Các chính sách hỗ trợ DN nhìn chung cần được kéo dài hơn sang cả năm 2014, vì năm 2013 dự kiến chưa qua hết khó khăn. TP Hà Nội cũng xin Chính phủ cho phép phát hành 5.000 tỉ đồng trái phiếu trong thời hạn 3 năm để giải quyết vốn cho phát triển hạ tầng, đạt kế hoạch phát triển kinh tế đến 2015.
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Dương Anh Điền:
Ưu tiên hàng đầu
Việc tháo gỡ khó khăn cho DN đang là yêu cầu phải đặt lên hàng đầu. Nhiều chính sách chưa rõ ràng và cụ thể khiến cả DN và chính quyền đều gặp khó. Ví dụ: DN không thể thu hồi đất để phát triển sản xuất kinh doanh vì chưa có một quy trình chuẩn mực. Giãn, giảm thuế cho DN thì tốt cho phát triển sản xuất kinh doanh, nhưng địa phương thì không biết bù nguồn thu này bằng cách nào ? Với vấn đề đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, Chính phủ cần phân loại và có giải pháp quyết liệt với từng DNNN cụ thể. Mỗi DNNN lớn đều có một đặc thù, nếu không cụ thể và quyết liệt thì rất khó cổ phần hóa.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Hoàng Ngọc Đường:
“Cứu cánh” cho nền kinh tế là nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp đã trở thành “cứu cánh” trong giai đoạn kinh tế thế giới suy thoái hiện nay. Năm 2012, VN xuất khẩu khoảng 26 tỉ USD sản phẩm nông lâm nghiệp và thủy sản. Rất nhiều sản phẩm đặc sản của VN đã giúp giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội tại địa phương. Những sản phẩm như miến dong, quýt… không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo mà khiến nhiều hộ nông dân cải thiện được cuộc sống. Ví dụ một xã trồng quýt tại Bắc Kạn thu 50 tỉ đồng/năm nhờ cây quýt.
Hơn nữa, để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Chính phủ cần có cơ chế tạo điều kiện phát triể
Theo Bá Tú