Các bước tạo lập một công ty thành công

Mở công ty buộc bạn phải đối mặt những hạn chế của mình, thử nghiệm mọi ý tưởng trong thế giới thực và thỉnh thoảng phải chấp nhận rằng có những thứ trông rất tuyệt trên giấy nhưng lại khi thực hiện lại vô cùng khó khăn.
Mở công ty buộc bạn phải đối mặt những hạn chế của mình, thử nghiệm mọi ý tưởng trong thế giới thực và thỉnh thoảng phải chấp nhận rằng có những thứ trông rất tuyệt trên giấy nhưng lại khi thực hiện lại vô cùng khó khăn. Nhưng nếu có thể, bạn nên thử những thứ khó khăn nhất để có được thành công ban đầu. Sau tất cả, làm vậy có thể giúp tăng độ tín nhiệm của bạn, khuyến khích các nhà đầu tư tiềm năng và mang lại cho bạn chút tiền để xây dựng các công việc kinh doanh khác về lâu về dài.
Câu hỏi là bạn có thể làm những gì để có được kết quả thành công hơn? Dưới đây là năm cách để tạo doanh nghiệp mới thành công:

1. Đặt ra những kỳ vọng thấp.
Bạn có thể tin rằng sản phẩm mới của bạn sẽ thay đổi bộ mặt của ngành, và có thể có nhiều khả năng là thế thật. Nhưng khi mới bắt đầu bạn đã nói về những kỳ vọng này thì đến cả những thành công khiêm tốn nhất cũng khó mà đong đếm được. Khởi đầu theo cách truyền thống thì ngay cả thành công thành công khiêm tốn nhất cũng có thể nhận thấy và người khác sẽ thấy bạn còn thông minh hơn vốn có.

2. Khởi đầu từ địa phương.
Xây dựng và thử nghiệm ý tưởng hoặc sản phẩm của mình tại môi trường địa phương, bạn sẽ có những lợi thế chắc chắn ngay từ đầu. Chi phí marketing và phân phối sẽ thấp hơn rất nhiều. Mạng lưới mạnh mẽ nhất của ban- đó chính là những người bạn quen biết-sẽ được gắn kết và bạn có thể thực hiện bất cứ việc đánh bóng tên tuổi nào cần thiết trước khi dùng số tiền lớn hơn vào một quá trình mạo hiểm hơn tại một thị trường lớn hơn. Bắt đầu tại môi trường địa phương cũng giúp bạn dễ được biết đến hơn, và nếu may mắn, danh tiếng của bạn sẽ lan rộng cùng với sự mở rộng của công ty.

3. Thâu tóm mảnh đất màu mỡ.
Hầu như mọi sản phẩm và dịch vụ đều có ít nhất một nhóm mua hàng tiềm năng rất cao. Tập trung mọi nỗ lực của bạn vào nhóm đó với mọi thứ mà bạn có. Tiếp thị, phân phối và hỗ trợ họ và doanh thu bán hàng của bạn sẽ có cơ tăng vọt. Thắng lợi đó sẽ khuyến khích bạn mở rộng phạm vi tới các nhóm người mua khó hơn. Tuy nhiên lợi thế khác của cách làm này là lại không dễ được đón nhận lắm. Nếu mảnh đất màu mỡ khôn growi vào tay bạn theo cách mà bạn mong muốn, có thể là có các vấn đề với công ty của bạn nhưng bạn không thấy trước được. Bạn có thể phát hiện ra những vấn đề đó trước khi đẩy mạnh sản phẩm ra thị trường.

4. Khởi đầu với một khách hàng có khả năng nhất.
Giả sử sản phẩm của bạn phù hợp với nhiều nhà bán lẻ khác nhau như Costco, Sam’s Club, Walmart và Target. Có thể bạn sẽ muốn tiếp cận với tất cả các công ty này một lúc với hi vọng rằng một công ty sẽ trụ lại. Làm theo cách này sẽ gây phân tán năng lượng của bạn và nếu thất bại, bạn sẽ không biết đi về đâu.
Thay vào đó, hãy chỉ chọn một khả năng, công ty mà bạn nghĩ sẽ có nhiều khả năng đồng ý nhất. Thăm các cửa hàng của họ, quyết định xem sản phẩm của bạn sẽ được đặt vào đâu trong không gian của họ và sẽ cần loại kệ hàng hóa nào. Nghiên cứu cơ sở dữ liệu khách hàng của họ và quyết định xem đối tượng khách hàng nào bạn thích nhất và lý do tại sao bạn thích. Hãy caannhawcs các phương án như đường xá dẫn tới các cửa hàng của Costco cho thấy bạn không thể có được không gian ổn định nhưng thay vào đó chỉ trong một tuần là bạn có thể bán hết tất cả những gì mình cần- rồi lại chuyển tới địa điểm khác. Cơ hội nhận được lời chấp thuận của bạn sẽ được cải thiện với cách làm này và nếu bạn bị từ chối, hãy tìm hiểu nguyên nhân và dùng những ý kiến phản hồi đó để chuẩn bị cho lựa chọn thứ 2 của bạn.

5. Làm đối tác của một công ty thành công khác.
Giả sử có một công ty có thể bổ sung mà không cạnh tranh với công ty bạn và có mối quan tâm và tầm nhìn bạn muốn đối với công ty của bạn. Hãy xem bạn có thể xây dựng quan hệ đối tác tạm thời trong đó bạn có thể được hưởng lợi từ những điểm mạnh của họ. Ví dụ, nếu công ty của bạn cung cấp tấm lót đầu gối cho các vận động viên chạy, hãy nói chuyện với cửa hàng tại địa phương có phục vụ nhóm đối tượng đó về việc giới thiệu sản phẩm mới của bạn. Hãy cân nhắc chia cho chủ shop 50% doanh số bán hàng của bạn. Đó có thể sẽ là một sự thiệt hại về doanh thu của bạn nhưng để đổi lại, sản phẩm của bạn được đặt trước các khách hàng thực sự.

Theo kienthuckinhte