Nhân viên chọn nhạc trong cửa hàng?

Âm nhạc được xem là nhân tố quan trọng trong việc thể hiện vị trí, hình ảnh và chất lượng của một thương hiệu…
Các cửa hàng sử dụng âm thanh để củng cố và nâng cao hình ảnh thương hiệu cũng như kết nối cảm xúc với người tiêu dùng. Âm nhạc là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một trải nghiệm thú vị bên trong cửa hàng và trực tiếp kết nối cảm xúc với khách hàng.
Mặc dù các nghiên cứu đã nêu bật tác động tích cực của âm nhạc trong cửa hàng, tuy nhiên những tác động này không xảy ra độc lập với các yếu tố khác trong cửa hàng và vị trí của thương hiệu. Âm nhạc cần phải được sử dụng một cách có chiến lược trong nỗ lực đảm bảo sự phù hợp giữa hình ảnh và vị trí thương hiệu. Ví dụ, nhạc cổ điển khi được sử dụng kết hợp với ánh sáng dịu nhẹ trong cửa hàng có nhiều nhân viên sẽ giúp tạo ra một hình ảnh uy tín. Điều này còn rất quan trọng đối với người tiêu dùng có hiểu biết hạn chế về thương hiệu bởi vì họ có nhiều khả năng sử dụng tín hiệu từ cửa hàng để hình thành kỳ vọng đối với sản phẩm, từ đó kết luận về chất lượng của dịch vụ hay sản phẩm nhận được.
Tuy nhiên, đối với các thương hiệu bán lẻ, người tiêu dùng có thể bị nhầm lẫn khi âm nhạc trong cửa hàng không phù hợp với kỳ vọng trước đó về vị trí của thương hiệu, hình ảnh và thị trường mục tiêu, điều này làm xấu đi mối quan hệ người tiêu dùng và thương hiệu.

Sự thích thú: Hòa hợp giữa nhạc điệu trong cửa hàng và thương hiệu
Âm nhạc trong cửa hàng thường nâng cao việc nhận thức trước về thương hiệu, do đó tăng cường mối quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu. Nơi mà người tiêu dùng chưa có trải nghiệm hoặc mong đợi về một thương hiệu thì âm nhạc là một tín hiệu quan trọng trong việc thể hiện vị trí của thương hiệu và thị trường mục tiêu.Việc lựa chọn nhạc điệu thích hợp có thể lôi kéo một người tiêu dùng đển cửa hàng và bắt đầu hình thành một mối quan hệ gắn kết với thương hiệu. Âm nhạc cũng có thể chuyển đổi các trải nghiệm trong cửa hàng, tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Trong trường hợp này, âm nhạc kết hợp với các tín hiệu khác để tạo thành một trải nghiệm cảm xúc mạnh mẽ cho người tiêu dùng.
Trong bối cảnh của các thương hiệu bán lẻ, âm nhạc trong cửa hàng đã được xác định như là một biểu tượng quan trọng của thương hiệu, thường phản ánh hình ảnh cốt lõi của thương hiệu.

Tái định vị thương hiệu: Sự không tương thích giữa âm nhạc và thương hiệu
Sự bất tương thích có 2 mặt tác động đến mối quan hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng: làm mờ nhạt và tái định vị.
Đối với người tiêu dùng đã có kỳ vọng trước đó về thương hiệu, sự không hòa hợp dẫn đến những ý nghĩ không đúng thực tế, kết quả là người tiêu dùng hạ cấp uy tín thương hiệu. Tuy nhiên những suy nghĩ này cũng có những tác động tích cực. Đối với các thương hiệu đang tái định vị, âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi nhận thức của người tiêu dùng.

Một vài mẹo nhỏ tạo sự tương hợp
Đầu tiên, các nhà quản lý thương hiệu cần liên tục thực hiện các nghiên cứu đối với khách hàng mục tiêu về các xu hướng âm nhạc của họ.
Thứ hai, nghiên cứu nên được thực hiện với người dùng chưa có trải nghiệm với thương hiệu, kết hợp các phong cách âm nhạc khác nhau, giá cả, chất lượng, và hình ảnh.
Thứ ba, âm nhạc nên được xem như một phần của chiến lược truyền thông tiếp thị, thu hút sự chú ý của khách hàng.
Cuối cùng, những kết quả này xác nhận lại tầm quan trọng của việc kiểm soát loại hình và âm lượng của nhạc điệu trong cửa hàng. Nếu bạn để mặc cho nhân viên của mình chọn nhạc, bạn có thể phải trả giá về việc tài sản thương hiệu giảm, và sự tái định vị không mong muốn.

Theo Nhuongquyenvietnam