Sự khôn ngoan thường là một ân huệ lớn cho mỗi người. Khi thực hiện một điều gì đó, chúng ta biết mình làm gì, làm như thế nào là điều quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là cần biết rõ vì sao ta làm điều đó, đó chính là sự khôn ngoan.
Sức mạnh của “ Tại Sao”
Trường Đại học chuyên về kinh doanh Pennsylvania Wharton thực hiện một thí nghiệm để chứng minh sức mạnh của từ “ Tại Sao”. Tại một trung tâm thực hiện việc kêu gọi tài trợ cho trường từ các cựu sinh, các nhân viên được chia thành 3 nhóm: Nhóm đầu tiên được cho học thuộc các câu nói và cách thuyết phục mà các nhân viên trước thường dùng thành công trong việc giới thiệu và kêu gọi đóng góp. Nhóm thứ hai được chia sẻ các tài khoản của các cựu học sinh và được biết các thông tin số tiền kêu gọi đã được dùng như thế nào trong các chương trình học bổng cũng như nó giúp đỡ các sinh viên nghèo có được sự giáo dục và sự nghiệp trong cuộc sống sau này. Nhóm thứ ba chỉ cần giải thích cho người nghe mục đích của cuộc gọi và yêu cầu đóng góp.
Sau một tháng, các nhà nghiên cứu thấy rằng nhóm đầu tiên và nhóm thứ 3 quyên góp được một lượng tiền gần như nhau và cũng tương đương số tiền của các nhóm trước. Nhưng nhóm thứ hai, những người hiểu rõ mục đích của việc quyên góp tiền, tác động của học bổng đến những sinh viên nghèo thì quyên góp được số tiền gấp đôi hai nhóm kia và các nhóm khóa trước, vì họ hiểu được động cơ và tầm quan trọng tại sao họ làm điều đó.
Hiểu được lý do “Tại Sao” họ làm công việc đó dường như thúc đẩy họ làm tốt hơn công việc của họ. Và một nhân viên giỏi nói, một nhân viên giỏi giải thích không tuyệt bằng một nhân viên hiểu rõ động cơ làm việc của mình.
Tôi có thể tuyên bố rằng, cái quan trọng nhất cần đào tạo một nhân viên là dạy cho họ biết cách đặt câu hỏi “Tại Sao?”
Tại sao người giỏi hay hỏi ngược lại?
Khi một nhân viên hỏi tại sao công ty thực hiện một kế hoạch nào đó, bạn giải thích được những điều đó một cách hợp lý, thì họ biết rõ những điều họ cần làm, những điều nào đúng, những điều nào sai. Nếu bạn luôn yêu cầu nhân viên làm việc theo cách “ chúng ta cần làm như thế này, chúng ta luôn luôn làm như thế kia” thì nhân viên của bạn sẽ không hiểu rõ động cơ của công việc. Giải thích lý do tại sao cần thực hiện những việc đó là một điều quan trọng.
Trong vấn đề huấn luyện cũng vậy. Khi đào tạo nhân viên bán một món hàng, làm thế nào tiếp cận một khách hàng tiềm năng, thực hiện một cuộc gọi. Tôi không chỉ mong muốn nghe những câu hỏi “ làm thế nào?” mà còn muốn nghe “ vì sao lại làm như vậy?”
Thông thường thì các cấp quản lý hay ra lệnh và nhân viên thực hiện theo yêu cầu. Nhưng tôi mong muốn có những câu hỏi tại sao ngược lại. Vì có như vậy họ mới hiểu rõ thách thức và có nhiều ý tưởng hay hơn để thực hiện công việc.
Hãy chú ý đến các nhân viên luôn đặt câu hỏi tại sao một cách trân trọng, vì như vậy có nghĩa họ đang tò mò và quan tâm đến chính công việc của mình, họ sẽ cung cấp những ý tưởng tốt và thực hiện nghiêm túc công việc của mình. Họ là những người dũng cảm nhận trách nhiệm.
Theo Vân Anh