Chúng ta nên ngừng sùng bái những doanh nhân hàng đầu thế giới bởi họ thực ra cũng không giỏi như người ta vẫn kỳ vọng.
Một nhóm chuyên gia thuộc một trường kinh doanh đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra kết quả khá thú vị và có ích. Trong tuần trước, nghiên cứu được công bố trong tạp chí PNAS cho thấy rằng chúng ta nên ngừng sùng bái những doanh nhân hàng đầu thế giới bởi họ thực ra cũng không giỏi như người ta vẫn kỳ vọng.
Hai tác giả của nghiên cứu bao gồm giáo sư Chengwei Liu thuộc trường Warwick Business School và Jerker Denrell đến từ trường Said Business School thuộc đại học Oxford khẳng định rằng những người siêu thành công làm được điều khác biệt nổi trội chẳng qua nhờ chủ yếu vào may mắn. Khi đã may mắn, họ lại càng làm được nhiều hơn và đã giàu sẽ càng giàu, tất cả chúng ta đều biết như vậy.
Hãy nhìn vào Bill Gates. Nếu không phải ông đến từ một gia đình giàu có, ông có điều kiện để theo đuổi niềm đam mê của mình với môn khoa học máy tính và nếu không nhờ người mẹ có quan hệ rộng mở cho ông cánh cửa đến IBM, ông chẳng thể trở thành người giàu nhất thế giới. Tất nhiên nói như vậy không có nghĩa phủ định Gates không thông minh, cần nhớ chúng ta có thể tìm hiểu về cuộc đời của ông nếu chúng ta thích nhưng sẽ chẳng bao giờ chúng ta có được cái mà ông đang có.
Theo nghiên cứu, chúng ta nên quan tâm đến những người đứng ở vị trí sau Gates, người đi lên không nhờ quá nhiều vào cơ hội mà chủ yếu nhờ kỹ năng. Bằng cách xem họ đã làm nên sự nghiệp như thế nào, chúng ta có thể học được cái gì đó.
Rất nhiều quyển sách dậy kinh doanh không còn nhiều ý nghĩa nữa. Tạm biệt Jack Welch, Terry Leahy, Lord Browne và Richard Branson. Cũng không có nhiều điều để học từ những người này, ngoại trừ chút ít từ Steve Jobs.
Ông có một nguyên tắc nếu nhìn qua rất đáng tin cậy: không bao giờ chịu đứng yên – dường như nguyên tắc này tệ nhất trong cuộc sống. Ví như một người đến nhà hàng gọi chiếc sandwich trứng và được thông báo nhà hàng đã hết bánh sandwich, người khách sẽ ở lại ăn thịt muối và pho mát. Kết quả, người khách không chết đói và lựa chọn bánh sandwich lúc này có vẻ không còn lý tưởng nữa.
Trong cuộc thi mới đây do Bank of America Merrill Lynch tổ chức, cậu bé Salah Sirad 14 tuổi đã chiến thắng. Mỗi một đứa trẻ sẽ phải thuyết trình (chất lượng thuyết trình của các em tốt hơn nhiều so với nhiều người trưởng thành). Salah đã nói một cách rất lưu loát và chính xác về người mà em thần tượng, lý do tại sao em không đề cao Sir Richard, Barack Obama hay David Beckham mà lại luôn ngưỡng mộ anh trai mình.
Salah nói đến cái còn lớn hơn so với hai nhà học giả trên. Theo Salah, người ta nên ngưỡng mộ người ở vị trí thứ 2 hay thứ 3, 4, 5. Nếu bạn là Paul Allen hay Joe Biden, chắc chắn thành công của bạn bắt nguồn rất nhiều từ may mắn.
Thành công có sự đóng góp không nhỏ của vận may. Một người thành công bởi anh ta được sinh ra đúng thời điểm, trong một gia đình phù hợp. Anh ta tham gia vào ngành nghề đó đúng lúc thuận lợi và vì vậy trình độ kỹ năng của anh có điều kiện để phát huy tối đa.
Vấn đề hiện ở chỗ chẳng ai muốn nghe nói về sự thật sức mạnh của vận may. Người may mắn không muốn nói về nó và người không may mắn thuộc làu cả đống câu chuyện về người đã leo lên được vị thế hàng đầu. May mắn không phải một câu chuyện hay và khi nói về nó cũng chẳng có nhiều điều đáng để cười cợt.
Trong bài giảng tại trường đại học Princeton, giáo sư Micheal Lewis đã nói đến trường hợp giáo sư tâm lý phát cho mỗi nhóm 3 sinh viên 4 chiếc bánh. Một thành viên trong nhóm được chọn làm lãnh đạo ngẫu nhiên và trong mỗi trường hợp, đây chính là người được nhận chiếc bánh thừa. Giáo sư Lewis nhắc nhở sinh viên trường Princeton rằng họ chính là người đã nhận được 2 chiếc bánh và có thể sẽ còn nhận được nhiều hơn nữa. Ông muốn họ nhớ rằng họ đã may mắn và không nên quên điều đó.
Tất nhiên sinh viên của ông sẽ không quên. Ngay chính tác giả bài viết này cũng cảm thấy thực sự may mắn khi được viết lên những gì mình nghĩ nhưng anh lo sợ anh sẽ quên nó trước khi về nhà.
Tóm lại, tất cả chúng ta đều nợ không chỉ vận may của chính mình mà còn mắc nợ vận rủi của người khác.
Theo Nhuongquyenvietnam