Những điều không nên bỏ qua về công việc mới

Bạn đang phân vân nên hay không nhận lời làm công việc mới? Bạn hãy nhớ rằng đây là một sự thay đổi nghề nghiệp, có thể là bước tiến lớn trong sự nghiệp của bạn hoặc ngược lại. Vì vậy, bạn cần suy nghĩ cẩn thận.

1. Tình hình tài chính của công ty có ổn định hay không?
Mọi người thường thích làm việc cho công ty đang mở rộng cơ cấu. Tuy nhiên, họ cũng thường mắc sai lầm là không tìm hiểu tính ổn định về tài chính của những công ty đang “phình to” này. Nếu những công ty này sụp đổ, các nhân viên cũng sẽ sụp đổ theo. Vì vậy, hãy tìm hiểu càng nhiều càng tốt.

2. Mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dại hạn của công ty là gì?
Bạn mong muốn làm việc cho công ty có những mục tiêu rõ ràng, những chiến lược cụ thể hay một công ty thích phát triển kiểu “tự do”? Nếu một công ty không đủ sức sáng tạo và tiên phong so với những đối thủ của nó, nó có thể sẽ không thể tồn tại lâu dài.

3. Bộ phần bạn làm việc có thể tồn tại trong bao lâu?
Nếu nó là một bộ phận mới, bạn sẽ phải chứng minh bản thân với những đồng nghiệp còn lại trong nhóm- tình thần làm việc, sức sáng tạo, chập nhận và vượt qua thử thách sẽ là những việc bạn cần làm để đem lại thành công mang tính lâu dài.

4. Phong cách quản lý của sếp mới?
Nếu sếp bạn luôn đưa ra những góp ý kiểu như “ Tôi làm thế này, nhân viên không làm thế kia…”. Cho thấy sếp bạn là người thích ra lệnh. Nếu sếp bạn là người thích sử dụng những cụm từ “chúng ta”, “mọi người”, “cả đội”, anh/chị ta là người luồn đề cao tình thần đồng đội, sự đoàn kết. Người quản lý là một nhân tố vô cùng quan trọng để bạn cần xem xét kĩ trước khị nhận lời vào làm tại công ty đó.

5. Mức độ nhân viên nhảy việc ở công ty hay bộ phận của bạn?
Nếu mức độ này cao chứng tỏ đây không phải là một văn phòng vui vẻ để làm việc. Bạn hãy đặt câu hỏi tại sao trong một thời gian ngắn công ty lại thay đổi nhiều nhân sự đến vậy? Chắc chắn sẽ có lý do cho bạn cân nhắc.

6. Hãy yêu cầu được gặp gỡ các đồng nghiệp và thăm văn phòng!
Đây sẽ là cơ hội cho bạn thấy được văn hóa làm việc tại công ty này, bạn được gặp gỡ và nói chuyện với những đồng nghiệp. Họ sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về công việc bạn định làm.
7. Nếu có thể, bạn hãy yêu cầu được gặp người đang làm ở vị trí bạn muốn làm.
Nếu công ty từ chối lời đề nghi của bạn, có thể họ đang muốn giấu giếm một điều gì hoặc có thể người đó đã chuyển đển một công ty khác. Bạn có thể hỏi anh/chị ấy làm công việc này trong bao nhiêu lâu. Nếu bạn có cơ hội nói chuyện với anh/ chị ta, bạn hãy hỏi phong cách làm việc của sếp, anh/ chị ta có hay đưa ra những yêu cầu vô lý, anh/ chị ấy có ủng hộ việc làm muộn…Đây có thể là những nhân tố quan trọng đánh giá liệu bạn có phù hợp với văn hóa công ty hay không.

8. Chế độ liên quan đến tăng lương, khen thướng? Có hệ thông đánh giá chất lượng công việc tốt?
Liệu có sự khác biệt nào nếu bạn làm việc 8 giờ hay 18 giờ không? Hay liệu mọi người được trả lương như nhau bỏ qua chất lượng công việc? Nếu một công ty không trả tiền làm quá giờ hay không có một chế độ tăng lương hợp lý, họ sẽ mất dần nhân viên. Và chắc chắn một điều bạn cũng không muốn làm việc trong một môi trường như vậy.

9. Phát triển nghề nghiệp ở công ty bạn thế nào?
Môt trong những lý do chính khiên nhân viên nghỉ việc là do công ty thiếu các khóa đào tạo, định hướng và phát triển sự nghiệp. Hãy tìm hiểu và xem liệu công ty có những chính sách tốt giúp bạn nâng cao những kĩ năng, và phát triển sự nghiệp.

10. Hãy luôn luôn ghi nhớ
Bạn có quyền được đặt ra các câu hỏi.

Theo Dân Trí / Career