Làm sao để rũ bỏ cảm giác nhàm chán trong công việc?

“ Trước đây tôi rất thích công việc này, nhưng bây giờ thì ngày càng không chịu nổi!”. “Nhiệm vụ không hoàn thành, làm việc gì hỏng việc đó, hay là năng lực của tôi bị giảm sút?”…Chúng ta thường thấy giới công chức nói những câu như thế. Ngày càng có nhiều áp lực cạnh tranh và lượng công việc quá lớn làm cho công việc biến thành chiến trường. Các nhà tâm lý phân tích, đây chính là căn bệnh mãn tính của giới văn phòng.
Có hai biện pháp để khắc phục điều này, một là tìm một công việc mới, hai là phải thay đổi bản thân, đảm nhiệm lại từ đầu công việc của mình. Tuy nhiên, nếu áp dụng biện pháp 1 mà không giải quyết được tâm lý của mình thì trong một thời gian ngắn bạn sẽ lại lâm vào tình trạng chán ngán công việc. Thế nên thay đổi bản thân mới là biện pháp tốt nhất. Vậy, làm thế nào để lấy lại cảm giác hứng thú với công việc?
1. Dùng phương pháp đúng để đối phó với áp lực. 
Cùng đối mặt với áp lực, có người bình thản đón nhận, có người lại cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Đó là do họ dùng những cách thức khác nhau để xử lý áp lực. Đối với những người bình thản đón nhận thì họ sẽ cho rằng lượng công việc không phải là quá nhiều, từ đó tiến hành sắp xếp thời gian, xem thời gian nào làm gì thì hợp lý. Những người cảm thấy mệt mỏi thì lại tiêu cực, phủ nhận sự tồn tại của áp lực và làm việc một cách liều mạng, làm cho cơ thể ngày càng mệt mỏi. 

2. Lấy nguy cơ biến thành may mắn. 
Các chuyên gia có lời khuyên, khi bạn cảm thấy chán ngán công việc thì bạn hãy xem xét lại bản thân, suy nghĩ xem mình muốn điều gì? Giỏi trong lĩnh vực gì? Tính cách phù hợp với công việc như thế nào? Công việc đang làm có thể phát huy sở trường không? Do không đủ chăm chỉ nỗ lực hay do làm sai vị trí? Bản thân có hy vọng thế nào về công việc và muốn đạt được điều gì từ công việc? Công việc hiện tại có đem đến cho bạn những mong muốn ấy không?

3. Đi tìm sự ủng hộ từ ngoài xã hội. 
Khi bạn chịu áp lực trong công việc, hãy nói chuyện với bạn bè và đồng nghiệp, tâm sự hết tâm trạng của mình. Mọi người sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích và giúp bạn xác định mục tiêu đúng đắn hơn, đồng thời xem lại áp lực công việc của mình. Ngoài ra nếu thực sự cần sự giúp đỡ thiết thực hơn thì hãy xin sự giúp đỡ của lãnh đạo và đồng nghiệp.

4. Tận hưởng cảm giác sống cùng gia đình. 
Khi bạn chịu áp lực từ công việc, hãy cùng gia đình bạn đi nghe nhạc, xem phim, tham gia vào các hoạt động thể thao như đánh cầu, bơi lội. Ngoài ra, những giây phút được ở một mình cũng là thời gian hết sức quan trọng, giúp bạn nghỉ ngơi thư giãn để làm việc tốt hơn.

Theo Hiền Trang