Seth Kravitz không đồng tính với bài trắc nghiệm nhanh của Dan Isenberg trong bài viết “Thử trắc nghiệm nếu có tham vọng làm doanh nhân” – quá dễ chịu, quá lạc quan, quá ít liên hệ tới các vấn đề thực tế hàng ngày. Ông đưa ra 20 câu hỏi cần được trả lời trung thực trước khi bắt tay vào thay đổi cuộc sống.
Tôi nhận thấy rằng có rất nhiều blogger doanh nhân không thể diễn đạt lại được những kinh nghiệm thực tế trong việc thành lập một công ty. Họ thường bỏ qua khía cạnh con người. Dường như có một luật bất thành văn khiến những blogger này chỉ viết về những khía cạnh truyền cảm và tích cực về vấn đề tạo lập một doanh nghiệp.
Tất nhiên, thành lập một công ty đem lại cho bạn những kinh nghiệm tuyệt vời. Nó có thể nâng cao vị thế, thay đổi môi trường sống…
Nhưng những blogger này lại quên không đề cập đến những vấn đề khác: căng thẳng, lo âu, nghi ngờ, đau buồn, mất ngủ, cảm xúc lẫn lộn, phá hoại các mối quan hệ, mất đi bạn bè, bối rối, hôn nhân tan vỡ, phá sản, kiện tụng, sức khỏe suy sụp, gia đình rạn nứt, bị xã hội cô lập, hoang tưởng, cảm giác tội lỗi, và luôn đau khổ với những suy nghĩ “nếu” (nếu tôi có… nếu ông ta có… nếu tôi mua nó… nếu ngân hàng… nếu khách hàng…) – những suy nghĩ có thể ám ảnh bạn suốt cuộc đời.
Tôi đã đọc những bài viết trên blog bao gồm những câu hỏi đưa ra để xác định xem mình có nên trở thành doanh nhân không, và tôi thực sự chưa hài lòng. Bài viết đó là một mẫu danh sách kiểm tra chung bao gồm nhiều câu hỏi nhằm xác định những doanh nhân tiềm năng. Tôi cảm thấy vẫn còn thiếu đến 20 câu hỏi quan trọng khác trong mẫu này.
Trước khi đưa ra bản câu hỏi của mình, tôi phải khẳng định 100% rằng bản mẫu này đưa ra hoàn toàn với mục đích giúp bạn đánh giá khả năng thành lập doanh nghiệp và theo đuổi ước mơ. Tuy nhiên tôi không cho rằng hầu hết mọi người đều có thể trở thành những ứng cử viên tiềm năng trong lĩnh vực này. Nó có thể trở thành cơn ác mộng hay thậm chí thay đổi cuộc sống của bạn theo cách mà bạn không hề mong muốn.
Bảng câu hỏi của tôi được tạo ra từ chính những kinh nghiệm bản thân, nhưng nó cũng được góp ý từ những ý kiến của bạn bè, gia đình, và cả các doanh nhân liều lĩnh. Như vậy bạn sẽ chắc rằng những điều tôi nói dưới đây không chỉ xảy ra với một mình tôi. Tôi có kinh nghiệm một phần trong số đó, nhưng may mắn là không phải tất cả.
Thêm 20 câu hỏi nữa vào bản mẫu của Dan Isenberg, hãy tự hỏi bản thân liệu bạn có thể trả lời “có” với các câu hỏi trong bản danh sách này trước khi quyết định xem mình có nên trở thành doanh nhân hay không:
- Tôi sẵn sàng đánh mất tất cả
- Tôi gắn chặt với thất bại
- Tôi sẵn sàng làm những công việc tẻ nhạt
- Tôi có thể tận mắt chứng kiến ước mơ của mình tan vỡ
- Cho dù tôi bị nôn mửa bị bệnh cúm và mẹ tôi vừa qua đời tuần trước, vẫn không có gì khiến tôi có thể rời khỏi bàn làm việc
- Mối quan hệ/hôn nhân của tôi rất vững chắc, không điều gì liên quan đến công việc có thể gây tổn hại đến nó
- Gia đình tôi không cần đến thu nhập
- Đây là một thế giới của kết nối và tôi không bao giờ được phép một mình. Tôi muốn truy cập 24/7 đối với nhân viên, khách hàng và đối tác kinh doanh của mình
- Tôi thích sự bất ổn và tôi sống một cách không chắc chắn
- Tôi không cần đến kỳ nghỉ trong một thời gian dài
- Tôi phải chấp nhận rằng không phải ai cũng thích những ý tưởng của mình và họ coi khá nhiếu ý tưởng của tôi là rác rưởi
- Nếu tôi bước vào kinh doanh cùng bạn hoặc người trong gia đình, tôi phải chuẩn bị tinh thần mất đi mối quan hệ này vĩnh viễn nếu việc kinh doanh diễn ra tồi tệ
- Tôi không để sự lo lằng tồn đọng lại và có thể giải quyết stress dễ dàng
- Tôi sẵn sàng sa thải bất cứ ai – bất kể họ là những người bạn tốt, hoặc là anh chị em của tôi, hay họ vừa sinh con, họ đã làm việc cho tôi trong 20 năm, nếu việc hôn nhân của họ cũng làm cho họ mất đi công việc, hay họ có thể trở thành những kẻ vô gia cư, bị ung thư nhưng không có bảo hiểm y tế, hay bất kỳ những lý do khủng khiếp nào mà ông chủ và hàng triệu nhân sự phải đối mặt hàng ngày
- Tôi đồng ý vượt qua giới hạn của xã hội và từ bỏ bạn bè khi công việc vẫy gọi
- Tôi yêu sự phản đối và tôi không phát điên lên hay đầu hàng khi một thành viên trong gia đình, bạn bè, khách hàng, doanh nghiệp liên kết, đối tác, hay bất cứ một ai nói với tôi rằng ý tưởng, sản phẩm, dịch vụ của tôi là những ý tưởng kinh khủng, phí phạm thời gian, và nó không bao giờ thành hiện thực, và cho rằng tôi chỉ là một thằng khờ
- Tôi chấp nhận thực tế rằng tôi có thể phải làm tất cả mọi thứ, làm việc 70h một tuần trong hàng năm trời, phải thuê nhân lực, phải sắp xếp những thỏa thuận kinh doanh tuyệt vời, và mất tất cả mọi thứ trong chớp mắt chỉ vì một vài thứ vượt ra ngoài tầm kiểm soát
- Tôi chấp nhận rằng tôi có thể thuê được những người giỏi hơn trong công việc của tôi hơn bản thân tôi và tôi sẽ không làm phiền đến họ
- Tôi phải nhận thấy và chấp nhận sai lầm của mình nhiều hơn gấp 10 lần số lần tôi đúng
- Tôi sẵn sàng ra đi nếu làm việc không hiệu quả.
– Bài viết của Seth Kravitz trên Harvard Business Publishing. Tác giả là CEO của InsuranceAgents.com, một công ty chuyên tiếp thị bảo hiểm có trụ sở tại Columbus, Ohio. Seth khởi nghiệp kinh doanh của mình từ năm 19 tuổi và tham gia trong ngành công nghiệp tiếp thị trực tuyến từ năm 2002. Ông cũng thường xuyên viết blog về việc duy trì hoạt động cho những doanh nghiệp nhỏ.
Theo Tuần Việt Nam