Sếp trẻ thường hay mắc lỗi gì?

Được “leo” lên vị trí quản lý là niềm khao khát của rất nhiều người. Tuy nhiên, với những người “sếp” trẻ thì kinh nghiệm quản lý chưa nhiều, họ thường mắc nhiều lỗi trong quá trình công tác. Dưới đây là một số nhược điểm mà các sếp trẻ thường mắc phải:
1. Đảm nhiệm quá nhiều việc
Khi Larry Runge 20 tuổi, sếp giao cho anh chịu trách nhiệm một dự án về thiết kế vì anh là lập trình viên máy tính xuất sắc nhất công ty. Sau khi lên làm sếp, Runge thường thức khuya hàng đêm, có lúc tới tận 9 giờ sáng hôm sau để tự viết code nhằm đảm bảo mọi thứ sẽ hoàn thành trước thời hạn.
Runge đã rơi vào một cái bẫy cổ điển dành cho các sếp mới, đó là đảm nhiệm quá nhiều công việc mà không ủy thác cho nhân viên. “Lẽ ra tôi nên dành thời gian khuyến khích nhân viên làm việc. Dù bạn có làm tốt đến đâu, bạn cũng không thể tốt hơn 20 người cùng làm”.
2. Từ chối nhờ giúp đỡ
Treava Lewandowski được bổ nhiệm vào vị trí quản lý cửa hàng Bath & Body Works khi 22 tuổi. Phải làm việc trong một cửa hàng có số lượng mặt hàng rất lớn, quản lý từ 20 đến 25 nhân viên bán hàng, thu tiền trong những ngày nghỉ đối với cô thực sự là một gánh nặng.
Cô cho biết cô thường ở lại với đống hồ sơ, thức làm việc tới 1 giờ sáng và trở lại làm việc lúc 8 giờ. Và cô không bao giờ để ai biết về điều đó. Sai lầm của Lewandowski là để cho công việc quá tải thay vì nhờ một ai khác chia sẻ bớt. Nếu trưởng thành hơn, cô đã biết cách nhờ được giúp đỡ.
Khi một viên thư ký bán hàng đi làm với chiếc váy không hợp với cách phục trang của cửa hàng, Lewandowski đã nói cô ta phải đổi bộ đồ khác, cô ta đã quay ra than phiền với một viên quản lý khác. Lewandowski nghĩ rằng mình sẽ gặp rắc rối, nhưng ngược lại, những người ở cùng vị trí của cô đã hỗ trợ cô. Đến lúc đó, cô mới hiểu mình cần phải nhờ người khác giúp đỡ đôi chút.
3. Thiếu kế hoạch
David Stevens, 37 tuổi, cho biết anh đã “bị quẳng vào chiếc ghế quản lý” cách đây 4 năm. Theo anh, sai lầm lớn nhất của anh là đã không lập kế hoạch đầy đủ. “Khi cấp trên hỏi gì đó, tôi cảm thấy quá lo lắng đến nỗi lao ngay vào công việc nhằm làm hài lòng họ”. Hiện Stevens đang là nhà quản lý tư vấn giải pháp. Anh cho biết, cuối cùng anh cũng nhận ra rằng nếu anh dành nửa ngày để vạch ra đường đi nước bước trước, và giao việc cho nhân viên, anh có thể tiết kiệm tới 15 ngày.
4. Quá nóng vội
Khi Harrison Lewis làm sếp của một cửa hàng thực phẩm tại Atlanta, anh quản lý các nhân viên vốn là thành viên công đoàn. Do đó, anh đã nghiên cứu hợp đồng công đoàn cho đến khi hiểu nó còn rõ hơn cả chủ tịch công đoàn.
Khi nhân viên không tuân lệnh, trái với hợp đồng, Lewis sa thải anh ta. Ngày hôm sau, nhân viên kia trở lại làm việc sau khi được công đoàn giúp đỡ. Lewis cho biết về sau anh hiểu rằng công việc của anh không phải là đọc hợp đồng, mà là làm sao để nhân viên hoàn thành công việc.
Nếu anh để cập đến các vấn đề gặp phải với nhân viên và gặp trực tiếp những người đại diện của công đoàn, tình huống có thể đã được giải quyết êm đẹp.

Theo timviecnhanh