Trong một thế giới mà công nghệ thay đổi liên tục và có quá nhiều sự lựa chọn thì chuyện bỏ 400 – 500 USD hay 100 USD để mua một sản phẩm có cùng tính năng sẽ được người tiêu dùng xem xét
Người tiêu dùng luôn phân vân hoặc là trả một giá thật cao để sở hữu sản phẩm có thương hiệu “đình đám” hoặc sẽ mua hàng cùng tính năng, giá cả hợp lý nhưng thương hiệu được định giáthấp hơn.
Khi thị trường có nhiều lựa chọn
Trong quyển Bong bóng thương hiệu, tác giả John Gerzema Ed Lebar có đề cập giá trị đối với người tiêu dùng bắt nguồn từ 2 yếu tố: Giá và tiện ích cảm nhận thật sự bởi họ. Trên thực tế, nhiều công ty đã đạt giá trị tài sản vô hình (nhãn hiệu, thương hiệu…) cao hơn nhiều so với giá trị hữu hình.
Nhưng liệu rằng khi thị trường đã xuất hiện nhiều nhân tố cùng loại, các “ông lớn” có chấp nhận đi vào phân khúc “đại trà”, kiểu như Louis Vuitton sẽ chấp nhận sản xuất chiếc túi LV với giá 200 – 300 USD hay D&G sẽ có chiếc quần bằng giá với Zara? Aswath Damodaran, giáo sư tài chính và định giá doanh nghiệp của Trường Kinh doanh Stern, thuộc Đại học New York, chia sẻ một trong những lợi ích của các công ty có thương hiệu là họ có thể đặt ra một cái giá cao hơn so với những sản phẩm cùng loại.
Thậm chí, giá bán càng cao thì giá trị của thương hiệu càng mạnh mẽ và ngược lại. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây về thương hiệu cho thấy khi lợi nhuận trong tương lai được bàn đến thì vấn đề kinh doanh mới được đặt lên hàng đầu chứ không phải thương hiệu. Bởi người tiêu dùng ngày nay đã thay đổi!
“Chỉ số chung thủy” giảm dần
Trong một thế giới mà công nghệ thay đổi liên tục và có quá nhiều sự lựa chọn thì chuyện bỏ 400 – 500 USD hay 100 USD để mua một sản phẩm có cùng tính năng sẽ được người tiêu dùng xem xét với con mắt của một nhà đầu tư. Họ sẽ tính đến các yếu tố: Giá mua vào, giá trị sản phẩm đó mang lại; đặc biệt, đối với các sản phẩm công nghệ như chiếc smartphone, người ta còn nghĩ rằng liệu sau một đêm ngủ dậy, có model nào độc đáo lại thâm nhập thị trường? Vậy là chỉ trong vòng 12 giờ, sản phẩm đã mất 50% giá trị?
Thấu hiểu rõ xu hướng tiêu dùng này, hãng điện thoại Q-Mobile cho biết điện thoại giá trị thực sẽ là chiến lược lâu dài của họ. Hãng điện thoại Việt này tuyên bố họ không ngại bỏ tiền đầu tư cho các sản phẩm điện thoại thông minh – phân khúc đang cực kỳ sôi động trên thị trường – với đầy đủ các tính năng của một chiếc smartphone hiện đại nhất nhưng sẽ cực kỳ cẩn trọng với các chi tiêu không cần thiết nhằm tiết giảm tối đa các chi phí sản phẩm và mang sản phẩm đến cho mọi đối tượng tiêu dùng.
Các chuyên gia dự báo xu hướng giá trị thực sẽ thay đổi cục diện phân khúc điện thoại di động thông minh trong bối cảnh thị trường đã có quá nhiều thương hiệu lớn đang đi theo chiến lược thương hiệu giá trị nhưng người tiêu dùng lại đang ngày càng “thông minh” hơn khi nhận ra họ đang phải trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm tiêu dùng đã mua.
John Gerzema Ed Lebar nhìn nhận gần đây có một sự thay đổi thú vị là người tiêu dùng chọn các thương hiệu dựa vào tiện ích mang lại hơn là cảm tính. Tiện ích và sự phù hợp của thương hiệu đã đánh bại sức hấp dẫn cảm tính. Ngày nay, tỉ lệ chọn các thương hiệu dựa trên tiện ích đã cao hơn 8% so với dựa trên cảm tính.
Theo Tô Giang