Chiến thắng bệnh lưỡng lự

Thông thường, giây phút lưỡng lự xảy ra khi bạn chợt nhận ra mình nên làm việc này, việc kia hoặc khi bạn vấp phải một vấn đề khá nan giải. Đó chính là những giây phút bạn cảm thấy lưỡng lự khi đưa ra 1 quyết định. Điều này thực sự không nên trong thời đại hiện giờ.

Bước 1

Hãy quyết định nếu bạn thật sự muốn làm một việc nào đó. Có thể kết quả sẽ không mang lại cho nỗ lực của bạn một sự đền bù tương xứng, nhưng bạn đã “làm” và “nhận” kết quả công việc.

Bước 2

Nếu bạn muốn làm một việc nào đó, bạn hãy tự quyết định sẽ thực hiện công việc đó ngay vào lúc đang suy nghĩ hoặc sẽ làm vào lúc nào. Hãy cho công việc đó một tên gọi cụ thể và thời điểm để thực hiện và hãy thực hiện.

Bước 3

Thông thường, giây phút lưỡng lự xảy ra khi bạn chợt nhận ra mình nên làm việc này, việc kia hoặc khi bạn vấp phải một vấn đề khá nan giải. Lúc đó, bạn hãy dũng cảm nói to với chính mình: “Nào, STOP” và bắt tay vào làm việc. Bạn hãy trả lời câu hỏi: “Điều gì khiến mình lưỡng lự như thế này nhỉ?”, câu trả lời có thể là: “Việc đó khó quá, có cách nào làm dễ hơn, vui hơn không?”. Giải pháp trong trường hợp này là: Hãy chia công việc thành từng phần để dễ thực hiện, nên bắt đầu từ việc nhẹ nhàng nhất hoặc bạn sẽ nhờ đến sự trợ giúp ở phần việc khó nhất. Đừng tự ti cho rằng mình không đủ sức và nghiệp vụ để nhận lãnh một việc làm mà mình rất thích. Hãy đánh giá khả năng của mình, nếu bạn không tự tin lắm hãy tham dự các khóa huấn luyện, hoặc trường hợp công việc quá sức mình hãy mạnh dạn thay đổi chỗ làm việc khác phù hợp hơn.

Bước 4

Hãy gọi điện hoặc gặp trực tiếp người có liên quan đến công việc. Đây là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để bạn giải quyết công việc, thay vì chỉ ngồi phỏng đoán hoặc mất thời gian để hỏi han những người không thể cung cấp thông tin chính xác cho bạn, đơn giản vì không phải phạm vi công việc, chức năng của họ

Bước 5

Khi công việc hoàn tất, bạn nên dành thời gian kiểm nghiệm lại kết quả công việc. Khoảng thời gian này không nhiều nhưng quan trọng, giúp bạn nhìn lại và rút tỉa kinh nghiệm. Nếu bạn thực sự chưa hài lòng, hãy nhờ đến một chuyên viên có kinh nghiệm về lĩnh vực công việc bạn đã làm nhờ họ chỉ vẽ thêm.

Bước 6

Hãy thư giãn, ăn món mình thích, chơi thể thao như một cách tự thưởng cho mình vì đã chia tay với “bệnh” lưỡng lự. Song bạn cần nhớ, “căn bệnh” bạn vừa chia tay có thể tái phát. Điều này có nghĩa là bạn cần chuyển tải mọi công việc cần, sẽ và phải làm lên lịch làm việc và đừng bỏ qua bất kể những kế hoạch đã định ra.

Theo Ketnoithegioi