Kiến thức quản trị Khi con nợ “nợ xấu” được mang bán

Khi con nợ “nợ xấu” được mang bán

10
Nhiều chuyên gia cho rằng, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hiện này là có các giải pháp để xử lý nợ xấu để khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế, nhưng ai xử lý và xử lý như thế nào là nhiệm vụ của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đi tìm giải pháp.Nhưng với giải pháp ban đầu là các ông chủ mang con nợ đi bán cho nhau. 
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ phương án, cơ chế xử lý nợ xấu để khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế.
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục hạ các mức lãi suất chủ chốt thêm 1%. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng các doanh nghiệp vẫnkhó tiếp c ận nguồn vốn. Nguyên nhân do cái khó nhất hiện nay nhiều DN mất khả năng trả nợ cũ, không còn tài sản để thế chấp. Về phía ngân hàng, dù dư thừa thanh khoản nhưng cũng không cho vay, sợ rủi ro nợ xấu tăng và các DN không có khả năng vay, không muốn vay vì nếu vay thì vẫn lỗ. Nợ thêm nợ!.
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 đánh giá, lãi suất tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao, doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn, tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế giảm, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng lên.
Các chuyên gia nhận định để có thể kích thích tăng trưởng dư nợ, khơi thông dòng vốn tín dụng, bên cạnh việc giảm lãi suất sâu hơn nữa vẫn đòi hỏi phải giải quyết được vấn đề nợ xấu. Mặc dù các ngân hàng được giãn nợ cho doanh nghiệp theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước vừa qua là điều kiện tốt cho doanh nghiệp trong việc trả nợ vay.Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hiện nay là giải quyết được nợ xấu và làmlành mạnh khả năng tài chính để doanh nghiệp có thể vay mới, kích thích dư nợ. 
Mà để giải quyết nợ xấu là không đơn giản, nhưng nếu không xử lý được nợ xấu cho các ngân hàng thương mại, bản thân ngân hàng sẽ tự biến tấu và giải quyết nợ xấu bằng cách làm lại hợp đồng mới để cho doanh nghiệp vay.
Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản số 2871/NHNN-TD ngày 16/5 cho phép 14 ngân hàng thương mại lớn nhất hệ thống thực hiện mua bán nợ, theo Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/2/2006. Điểm mấu chốt là Ngân hàng Nhà nước cho phép 14 ngân hàng này mua bán nợ dưới dạng cho doanh nghiệp vay và nợ của các tổ chức tín dụng vay lẫn nhau.
Các ngân hàng cho biêt khi triển khai chủ trương này, ngân hàng bán nợ thu được tiền và thoát khỏi vùng ách tắc vốn; còn với ngân hàng mua nợ, dĩ nhiên họ bỏ ra một khoản tiền chịu thiệt trước mắt nhưng nhờ tiềm lực mạnh hơn, họ sẽ hưởng lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai.
Cùng đó, những doanh nghiệp đang là con nợ bị đem bán, họ không bị thúc bách trả nợ ngay như từng với chủ cũ mà được hưởng cơ chế mới của chủ nợ mới. Kể cả khi kết quả đàm phán mua nợ giữa bên bán và bên mua như thế nào thì cơ chế của chủ nợ mới cũng đem lại hy vọng mới.
Các chuyên gia cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước cho phép tổ chức tín dụng mua bán nợ lẫn nhau sẽ từng bước giải quyết được những khoản nợ lớn và đan chéo giữa tổ chức tín dụng và doanh nghiệp, giữa tổ chức tín dụng với nhau.
Còn về giải pháp lâu dài, đầu tháng 3 vừa qua, Thủ tướngChính phủ đã ban hành Quyết định 254 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015”, trong đó giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản và nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Đề án cũng chỉ rõ, các ngân hàng thương mại nhà nước tập trung xử lý nợ xấu để sớm làm sạch bảng cân đối; phấn đấu đạt tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo tiêu chuẩn phân loại nợ và chuẩn mực kế toán của Việt Nam.
Về định hướng và giải pháp cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần, Đề án yêu cầu phải xử lý nợ xấu thông qua hàng loạt biện pháp như tiến hành đánh giá lại chất lượng tài sản, khả năng thu hồi và giá trị của nợ xấu; bán nợ xấu có tài sản bảo đảm cho Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC) của Bộ Tài chính; bán nợ xấu cho các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng, công ty mua bánnợ tư nhân và công ty mua bán nợ của các ngân hàng thương mại; chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp vay.
Với các khoản nợ xấu phát sinh không có tài sản bảo đảm, không có khả năng thu hồi do thực hiện cho vay theo chỉ đạo hoặc chủ trương, chính sách của Chính phủ sẽ được Chính phủ xóa nợ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đối với một số loại công trình, bất động sản thế chấp vay ngân hàng sắp hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bán được, Chính phủ xem xét mua lại các bất động sản đó để phục vụ cho mục đích an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ vừa qua, Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ phương án, cơ chế xử lý nợ xấu để khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thị trường.
Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, dư nợ tín dụng sẽ được cải thiện khi nợ xấu được giải quyết, vì nợ xấu đang cản tín dụng tăng trưởng. Đồng thời, việc xử lý căn cơ nợ xấu cũng góp phần xây dựng một hệ thống ngân hàng lành mạnh, phát triển bền vững.
Vấn đề cần giải quyết hiện nay là các ngân hàng phải công khai minh bạch các khoản nợ xấu và cùng tìm giải pháp tháo gỡ theo từng bước trước mắt hoặc lâu dài, nhưng có lẽ chiêu độc khi mang con nợ để bán cho nhau cũng là giải pháp tức thời và dễ gỡ .

Theo Sao Mai