Đôi khi những trục trặc xảy ra trong mối quan hệ giữa các đồng nghiệp là do khoảng cách hay những khác biệt thế hệ của họ. Mỗi thế hệ đã được hình thành bởi những tập hợp các kinh nghiệm khác nhau và kết quả là họ có những giá trị khác nhau. Thế hệ này có thể không hiểu tại sao những giá trị của thế hệ khác có thể quá khác biệt như vậy.
Cho dù bạn còn trẻ hay không, việc tìm hiểu đồng nghiệp của mình lúc nào cũng rất cần thiết. Tốt nhất là là trước hết, bạn nên tìm hiểu xem mình thuộc về thế hệ nào.
Veteran/Traditionalist (Cựu chiến binh / người sống lối truyền thống): Sinh trước năm 1945
Baby Boomer (Thế hệ Bùng Nổ Dân Số): Được sinh từ năm 1946 đến năm 1964
Generation X (Thế hệ X): Được sinh từ năm 1964 đến năm 1980
Generation Y (Thế hệ Y, Thế hệ Thiên Niên Kỷ): Được sinh sau năm 1980
Các khoảng cách không chỉ xuất hiện giữa thế hệ già và người trẻ – những người thuộc thế hệ X có thể nhận thấy việc những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ (Generation Y) kỳ vọng cao vào những việc làm ý nghĩa và khao khát làm việc gần với các lãnh đạo của một tổ chức là không thực tế. Và những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ có thể nhầm lẫn thái độ bàng quang của thế hệ X đối với quyền lực như là sự thiếu tôn trọng đối với vai trò lãnh đạo mà những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ coi trọng.
Xóa bỏ khoảng cách
Hãy sử dụng những gợi ý sau đây để giúp bạn hoà đồng và có sự hợp tác tốt với các đồng nghiệp thuộc các thế hệ khác nhau:
Hãy tự nhận thức
Hãy suy nghĩ xem những người thuộc các thế hệ khác nhau sẽ nhìn về hành vi của bạn và để ý đến những niềm tin và giá trị của chính bạn như thế nào. Ví dụ, những người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số đã phải làm việc hàng giờ khổ nhọc để vượt trội giữa số lượng người rất lớn trong lực lượng lao động thuộc thế hệ của họ. Những người thuộc thế hệ X và thế hệ Thiên Niên Kỷ có thể nghĩ rằng những người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số không quan tâm đến cuộc sống ngoài công việc bởi vì họ đang tập trung vào hành vi bên ngoài của những người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số mà không tìm hiểu những tác động nào đã tạo nên những hành vi đó.
Mặt khác, những người thuộc thế hệ X gia nhập lực lượng lao động trong lúc các tổ chức bị thu nhỏ và cơ cấu lại. Họ đã học được cách dựa vào bản thân và coi trọng cuộc sống của họ hơn công việc. Những người thuộc thế hệ Cựu Chiến Binh và thế hệ Bùng Nổ Dân Số đã giữ được công việc của họ trong quá trình tái cơ cấu kiểm soát tình hình bằng cách làm việc chăm chỉ hơn. Đối với họ, những người thuộc thế hệ X có vẻ quá nặng về “cuộc sống” trong cán cân giữa công việc – cuộc sống.
Có một cái đầu thoáng
Hãy thách thức các giả thuyết của bạn. Ví dụ, những người thuộc thế hế Cựu Chiến Binh luôn cảm thấy thoải mái trong những bộ đồ công sở nhưng lại có vẻ không thoải mái với công nghệ, khoa học kỹ thuật mang tính sáng tạo. Những người thuộc thế hệ X về sớm và nộp báo cáo từ nhà có thể không phải là để tham gia tiệc tùng thâu đêm mà là đang san sẻ việc chăm con với chồng/vợ mình.
Tập trung vào mục tiêu
Nếu tất cả mọi người trong đội ngũ đều lo làm phần việc của mình thì việc những người thuộc thế hệ Cựu Chiến Binh có làm việc tại bàn của họ trong giờ làm hay không, những người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số có làm việc sau giờ làm hay không, những người thuộc thế hệ X có làm việc ở nhà vào ngày cuối tuần hay những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ có làm việc trên máy tính xách tay ở quán cà phê trong giờ làm hay không sẽ không còn quan trọng.
Trân trọng sự đa dạng
Hãy chấp nhận kinh nghiệm và quan điểm khác nhau của mỗi thế hệ. Thế hệ Cựu Chiến Binh và thế hệ Bùng Nổ Dân Số có kinh nghiệm qua nhiều năm trong lực lượng lao động – họ thực sự đã trải nghiệm tất cả những thăng trầm trong cuộc đời làm việc. Thế hệ X và thế hệ Thiên Niên Kỷ có thể hưởng lợi từ kinh nghiệm của họ.
Những người thuộc thế hệ X đã phát triển được những kỹ năng để độc lập và tự định hướng. Những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ học được kỹ năng làm việc đồng đội của họ trong những công việc cộng đồng. Cả hai thế hệ đã trưởng thành, làm việc và sống với công nghệ: điện thoại di động có máy ảnh, máy nhắn tin, kết nối không dây từ máy tính xách tay với các mạng công ty. Những người thuộc thế hệ Thiên Niên Kỷ và thế hệ X sử dụng tất cả các công nghệ sẵn có mà không phải tốn nhiều công sức để làm việc vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu. Có vẻ thái độ thể hiện bên ngoài mang dáng vẻ như sự kiêu ngạo của tuổi trẻ lại chính là sự biểu hiện của năng lực và sự tự tin – Những người thuộc thế hệ Cựu chiến binh và Bùng Nổ Dân Số có thể hưởng lợi bằng việc nhận ra sự khác biệt này.
Hỗ trợ và học hỏi lẫn nhau
Đồng nghiệp từ mỗi thế hệ có nhiều thứ để trao đổi và chia sẻ cho nhau. Ví dụ, những người thuộc thế hệ X và thế hệ Thiên Niên Kỷ có thể chia sẻ các kỹ năng công nghệ của họ với những người thuộc thế hệ Bùng Nổ Dân Số và Cựu Chiến Binh. Các thế hệ lớn tuổi có thể cố vấn cho thế hệ trẻ nhiều hơn. Về những trải nghiệm sống và làm việc của mình, mỗi thế hệ đều có những điều hay đáng học hỏi:
Quan điểm về lòng trung thành của thế hệ Cựu Chiến Binh
Sự cống hiến cho mục tiêu của thế hệ Bùng Nổ Dân Số
Các kỹ năng đạt được sự cân bằng trong công việc – cuộc sống của thế hệ X
Sự linh hoạt đa năng của thế hệ Thiên Niên Kỷ
Khám phá các mối quan tâm chung
Thể thao, sở thích, phim, chương trình truyền hình yêu thích, việc làm tình nguyện – Có rất nhiều mối quan tâm chung mà những người từ các thế hệ khác nhau có thể chia sẻ mà họ thường không nhận ra. Từ một cuộc nói chuyện ngắn trong quán cà phê có thể phát triển thành một cơ hội để nhìn nhận về một quan điểm khác biệt hoặc cơ hội để khám phá một kỹ năng mới.
Thế hệ Cựu Chiến Binh, thế hệ Bùng Nổ Dân Số, thế hệ X và thế hệ Thiên Niên Kỷ đều mang đến sự đa dạng về kỹ năng, nhận định và kinh nghiệm cho môi trường làm việc. Khi các thế hệ nhận biết và tôn trọng các khác biệt của họ, họ sẽ luôn mở rộng cánh cửa để học hỏi lẫn nhau.
Theo Hr-resources