Những sai lầm của những người tìm việc

Dành quá ít thời gian để tìm việc, đặt kỳ vọng quá cao, chỉ tập trung vào một vị trí để rồi khi thất bại lại phải dò lại từ đầu… Đó là những sai lầm tưởng như rất đơn giản nhưng ứng viên rất hay phạm phải.
Sau đây là 12 cái bẫy mà ứng viên thường mắc:

1. Dành quá nhiều thời gian nghỉ xả hơi, đặc biệt sau khi có được chút tiến bộ

Bạn nên bố trí thời gian nghỉ ngơi thường xuyên, nhưng đừng cho phép mình nghỉ quá dài mỗi khi bạn có được chút tiến bộ hay thành công nào đó trong công việc. Đừng ngủ quên trên vinh quang sau khi được giao phó một công việc quan trọng hay được gọi đến một cuộc phỏng vấn nhiều ứng viên đang mơ ước… Nên nhớ, bạn luôn luôn phải nỗ lực, không được tự huyễn hoặc mình bởi thời gian chẳng chờ đợi ai cả.

2. Không dành đủ thời gian tìm việc

Phải đến gần 44% ứng viên dành ít hơn 3 tiếng mỗi ngày để tìm một vị trí mới. Con số đó không đủ để giúp bạn thành công.
Nghiên cứu cho thấy những người dành nhiều thời gian sẽ tìm được việc làm sớm hơn. Theo các chuyên gia nếu bạn không chắc chắn về những gì cần làm tiếp theo, hãy ghé qua trung tâm giới thiệu việc làm, đọc một cuốn sách tìm việc, tìm các lời khuyên trên Internet, hoặc nói chuyện với người khác để được tư vấn về làm thế nào để tăng cường và mở rộng phạm vi tìm kiếm của bạn.
3. Không duy trì tinh thần lạc quan

Tìm việc có thể là mệt mỏi và chán nản nhưng có nhiều cách để giữ tinh thần lạc quan, giữ niềm tin trong quá trình khó khăn đó. Bạn nên tập thể dục hàng ngày, ăn uống đầy đủ, và nhất là bạn nên có một người thật thân tín để nói chuyện. Khi quá trình tìm việc không thuận lợi, nên cố gắng cùng với một người bạn hoặc thành viên gia đình và làm một điều gì đó vui vẻ.
4. Ném tất trứng vào một giỏ

Ngay cả khi bạn rất tự tin về cơ hội có được công việc nào đó, đừng dành tất cả thời gian và năng lượng của bạn chỉ cho vị trí tiềm năng ấy. Tốt nhất là bạn nên tiếp tục tìm kiếm và theo đuổi một số vị trí khác khi đang chờ đợi quyết định cuối cùng từ nhà tuyển dụng.

5. Thiếu tự tin khi thể hiện bản thân với nhà tuyển dụng

Hãy tích cực và năng động, lên một danh sách những việc cần làm trong ngày. Bạn nên coi việc tìm kiếm việc làm cũng như công việc của một người bán hàng vậy, nghĩa là nên nhắc nhở mình những điều bạn phải cung cấp cho nhà tuyển dụng. Điều quan trọng không kém là bạn luôn phải tin tưởng vào bản thân, tự tin với những gì mình đang thể hiện với nhà tuyển dụng.

6. Đổ lỗi cho hoàn cảnh

Bạn cho rằng, việc bạn không tập trung vào tìm kiếm việc làm mới là do phải làm việc vặt trong gia đình và chăm sóc con cái. Nên nhớ, đó chỉ là cách gỡ tội cho mình và đổ lỗi cho hoàn cảnh.
Tốt nhất là bạn nên thiết lập thói quen, dành buổi sáng kiểm tra mục tuyển dụng mới và các công ty đang có nhu cầu về nhân sự. Buổi chiều, bạn vào Internet, lập kế hoạch hoạt động mạng và theo dõi các mục mà bạn có thông tin.
Bạn nên làm việc gia đình vào buổi tối, hãy xem nếu bạn có thể chia sẻ việc nhà và chăm sóc con trẻ với một thành viên nào đó trong gia đình để thời gian của bạn không bị gián đoạn?

7. Không có người xem giúp sơ yếu lý lịch

Bạn có thể nghĩ rằng bản lý lịch của bạn là hoàn hảo, nhưng rất có thể là bạn đã sai. Có ít nhất hai hoặc ba người xem lại sơ yếu lý lịch của bạn thấy các lỗi chính tả, thông tin không liên quan, và những kỹ năng cần thiết nhưng bạn lại không mô tả. Những lỗi này có vẻ do bạn chủ quan nhưng sẽ khiến nhà tuyển dụng “dị ứng” và đánh mất thiện cảm với bạn ngay từ vòng hồ sơ.

8. Rập khuôn, máy móc khi tìm việc

Một số người chỉ dựa vào thông tin tìm việc trực tuyến, hầu như chỉ phụ thuộc vào trang việc làm trong suốt quá trình tìm việc. Đó là sự thụ động, rập khuôn máy móc và khiến bạn khó có thể tìm được công việc như ý.
Thực tế, có nhiều cách để bạn có được thông tin về công việc mà bạn đang tìm. Bạn có thể thông qua mạng Internet bởi hiện nay có rất nhiều công ty có xu hướng đăng tìm kiếm và thuê nhân viên thực tuyến. Bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin qua bạn bè, người thân hoặc tham gia các hoạt động xã hội, tham dự các sự kiện việc để mở rộng cơ hội cho mình.

9. Không có hồ sơ riêng phù hợp với từng loại công việc

Nhiều người chỉ làm một bộ hồ sơ và ở vị trí công việc nào, họ cũng mang bộ hồ sơ đó tới, hầu như chỉ thay đổi tên công ty, tên nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, các ứng viên cần nhớ rằng, một sơ yếu lý lịch chỉ thiết lập cho một công việc cụ thể, để nhà tuyển dụng thấy được sự nghiêm túc của bạn cũng như kỹ năng bạn có phù hợp với vị trí họ đang tìm người.

10. Đặt kỳ vọng quá cao

Tìm việc với tâm trí cởi mở, lạc quan là tốt nhưng dù sao bạn vẫn nên có giới hạn nhất định, phù hợp với kỹ năng bạn có. “Nếu giới hạn quá rộng, bạn sẽ lãng phí nhiều thời gian mà không mang lại kết quả nào cụ thể. Các công ty muốn ứng viên phải hiểu rõ về công việc được yêu cầu. Mặt khác, nếu giới hạn quá hẹp, bạn sẽ không tìm được nhiều cơ hội cho mình”.

11. Cô lập khỏi bạn bè và gia đình vì dành quá nhiều thời gian tìm việc

Duy trì mối quan hệ với bạn bè, người thân thường xuyên bởi bạn không thể chỉ sống với các đồng nghiệp. Hãy sắp xếp thời gian biểu phù hợp để giữ mối quan hệ với bạn bè và gia đình, giúp bạn cân bằng cuộc sống.
12. Quên các hoạt động xã hội

Tất nhiên, bạn cần thời gian để nghỉ ngơi, bớt tham gia hoạt động xã hội nhất là trong thời điểm bạn bận rộn với quá trình tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận và có kế hoạch cụ thể bởi việc nghỉ nghơi thường xuyên và lâu dài có thể khiến bạn tăng sức “ì”, phá hỏng cơ hội nghề nghiệp của bạn.

Theo Infonet