Thật khó để có thể thăng tiến và trở thành một nhân viên mẫu mực tại nơi làm việc. Bạn luôn nỗ lực không ngừng vì điều đó, bạn làm việc chăm chỉ, hăng say nhưng chỉ vì một vài lỗi ngớ ngẩn, bạn sẽ đánh mất tất cả.
1. Luôn đi làm muộn
Nếu bạn muốn mình được biết đến là người không đáng tin cậy, thờ ơ và bất tài, bạn chỉ cần đi làm muộn 5 phút mỗi ngày. Chúng tôi biết: 5 phút không đem đến nhiều sự khác biệt trong mỗi ngày làm việc của bạn và có lẽ sếp của bạn chẳng hề quan tâm. Cả hai đã có một thỏa thuận: bạn đi làm muộn vào 9 giờ sáng mỗi ngày, làm X, Y và Z, còn anh ta trả bạn X tổng số tiền. Nếu bạn có những nhân viên luôn phải báo cáo công việc hàng ngày với bạn, và một trong số họ đi làm muộn mỗi ngày, liệu điều đó khiến bạn cảm thấy thế nào? Để là một nhân viên đáng tin cậy và xứng đáng được thăng chức hay tăng lương thật sự rất khó. Nếu bạn muốn vượt lên trên những người khác, hãy bắt đầu làm nhiều hơn một nửa sự thỏa thuận.
Sửa chữa điều dại dột đó như thế nào? Hãy rời khỏi giường ngủ đúng giờ. Tốt hơn hết là đi làm sớm 15 phút và về muộn 15 phút. Điều đó không phải là nhiều nhưng nó sẽ được ghi nhận và sếp của bạn có thể chỉ cần một điều nhỏ nhoi đó để quyết định tăng lương cho bạn.
2. Không bao giờ chuẩn bị trước:
Không ai nói rằng bạn cần làm tất cả mọi thứ có sự chuẩn bị 100%, rõ ràng bạn nên dành hầu hết thời gian làm việc, chứ không phải sắp để sắp xếp mọi thứ. Tuy nhiên, nếu bạn dành ra 10 phút để tìm những tài liện bạn cần, thì đó cũng không phải là một sự quá lãng phí thời gian. Có một sự khác biệt thú vị giữa một bàn làm việc ngăn nắp và việc phải lục tung các chồng giấy để tìm một bản báo cáo trong khi sếp bạn đang cố hết sức kiên nhẫn chờ bên cạnh bàn làm việc của bạn. Nhưng điều đó vẫn tốt hơn việc bạn không hề có sự chuẩn bị cho cuộc họp tiếp theo, bạn khiến mọi người cảm tưởng bạn ít quan tâm đến việc đang lãng phí thời gian của họ.
Sửa chữa điều này như thế nào? Hãy giữ bàn làm việc và các file tài liệu luôn ngăn nắp, không phải thật hoàn hảo, nhưng ít nhất phải đúng nơi đúng chỗ. Hãy nhớ vấn đề trọng tâm của các cuộc họp và nếu bạn chuẩn bị sẵn sàng để trình bày phần của bạn một cách nhanh chóng, có tổ chức, các cuộc họp sẽ được kết thúc nhanh hơn và mọi người sẽ thấy bạn hiểu vấn đề của ngày hôm nay thực sự là gì.
3. Đưa máy tính xách tay của bạn vào các cuộc họp:
Đây là một yêu cầu. Nếu bạn mang laptop của bạn vào một cuộc họp, thực sự nó sẽ gây ấn tượng rằng bạn đang bận rộn. Tuy nhiên, tất cả những người khác trong cuộc họp cũng bận rộn, thì rõ ràng bạn chỉ gửi đi thông điệp là việc “tôi đang làm trên laptop là “quan trọng” còn những người khác trong phòng thì không. Ngoài ra, những người trong cuộc họp sẽ không cho rằng bạn sử dụng laptop để ghi chép mà là dùng để kiểm tra email hoặc tệ hơn là viết bài đẩy lên Facebook.
Nếu bạn thực sự muốn ghi chép những điều cần chú ý trong một cuộc họp (bạn cũng nên làm thế), hãy mang một tập giấy dùng để ghi chép, một hoặc hai cái bút.
4. Để nhạc chuông điện thoại gây cười:
Nếu bạn xuất hiện tại nơi làm việc với mục đích là làm việc, đương nhiên bạn thích giống với các đồng nghiệp hay chỉ cần như họ. Chắc rằng họ là những người tốt, nhưng bạn coi người khác như những chuyên gia cùng nghề chứ không phải là những người bạn thân thiết. Điều đó nói rằng, khi điện thoại của ai đó bắt đầu chơi giai điệu mới của Taylor Swift, suy nghĩ đầu tiên của bạn là “Ồ, tôi thực sự cần phải tải bài đó về” hoặc có thể là “Hãy tắt nó ngay lập tức! Tôi đang cố gắng để làm việc đây”. Để có được những kết quả tốt nhất, hãy có một lời cảnh báo thật khéo léo cho những tin nhắn tiếp theo và để nó kêu tất cả 30 giây. Điều đó vẫn tốt hơn việc bạn để một nhạc chuông kì quặc và để nó kêu suốt một cuộc họp quan trọng.
Cách sửa chữa là gì? Hãy đặt điện thoại của bạn ở chế độ kêu “ring – ring” và sau đó chuyển sang chế độ rung. Không ai cần biết khi nào điện thoại của bạn đổ chuông. Trên thực tế, họ quan tâm nhiều hơn đến mức độ thăng tiến của riêng bạn.
5. Cố gắng điều khiển sếp:
Có lẽ bạn đã từng nghe được những lời khuyên kiểu như làm thế nào để kiểm soát được sếp? Điều đó thật dễ dàng: hãy tự thăng chức lên 2 lần. Sếp quan tâm đến ý kiến của bạn, nhưng trừ khi họ hoàn toàn bất tài và có lý do chiễm chệ ở địa vị mà họ đang ngồi còn bạn lại có được những điều đó. Cố gắng thao túng sếp sẽ khiến bạn trở thành một người khó tin tưởng và xảo trá. Nếu sếp bạn quá kém thông minh để nhận ra điều đó thì các đồng nghiệp của bạn chắc chắn sẽ nhận thấy. Có rất nhiều cách để đạt được quyền lực và tăng thêm trách nhiệm nhưng đừng cố thực hiện theo phương thức sai lầm và đầy mạo hiểm này.
Hãy làm việc chăm chỉ. Hãy tỏ ra hiểu biết như một người có thể khiến mọi việc được hoàn thành. Hãy trung thành và thể hiện sự tôn trọng đối với sếp cũng như với cấp trên của sếp. Ăn nói giữ miệng và mắt phải luôn mở to để quan sát. Luôn luôn có lý do để thăng tiến nếu các vấn đề của bạn được giải quyết và cấp trên thì thực sự quan tâm đến điều đó.
Lời kết
Bạn làm việc chăm chỉ để rồi đánh mất vị thế của mình chỉ vì những sai lầm không đáng có. Hãy luôn có sự chuẩn bị sẵn sáng, tỏ ra chuyên nghiệp và giữ được cái tâm đối với công việc. Bạn sẽ trở thành mẫu nhân viên đáng để các đồng nghiệp khác phải thèm muốn và nhiều cơ hội thăng tiến khi lọt vào “mắt xanh” của các nhà quản lý.
Theo Dân Trí